Vạch trần mánh khóe ăn tiền của ‘cò’ bệnh viện

Khi bị lực lượng chức năng truy quét, "cò" bệnh viện lập tức sử dụng chiêu thức mới để kiếm tiền. Thậm chí, “cò” còn đe dọa cắt tay, cắt chân nhân viên y tế và kéo theo con nhỏ vào cuộc.
vach tran manh khoe an tien cua co benh vien 'Cò' lộng hành trước bệnh viện: 'Vào tay tụi này là xong hết!'
vach tran manh khoe an tien cua co benh vien 'Cò' bệnh viện lộng hành bất chấp lệnh cấm

Người bệnh tin “cò” hơn nhân viên y tế

vach tran manh khoe an tien cua co benh vien
Một hình ảnh cò (trong vòng tròn đỏ) hoạt động xung quanh BV Đại học Y dược TP HCM. Ảnh cắt từ clip điều tra.

Như chúng tôi đã phản ánh tình trạng “cò” không chỉ lộng hành xung quanh Bệnh viện (BV) Da Liễu, Hòa Hảo mà tình trạng này cũng diễn ra tại BV Đại học Y Dược TP HCM.

Chỉ một cuộc điện thoại ngắn và tin nhắn thông tin cá nhân cơ bản, "cò" xung quanh bệnh viện sẽ nhận làm đăng ký thông tin và mua phiếu khám bệnh với giá 100 nghìn đồng.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng quản trị tòa nhà (BV Đại học Y Dược TP HCM) cho biết: Chúng tôi không phải chống quá tải mà là đáp ứng quá tải. Hiện mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 6.000 người đến khám. Số lượng đông đã khiến bênh viện rơi vào tình trạng quá tải so với dự định ban đầu. Nhất là khi có nhiều người mang tâm lý muốn được khám nhanh và tin cò nói hơn nhân viên bệnh viện.

Cũng theo ông Tuấn, cò trước đây đều là người dân địa phương, bán cà phê xung quanh bệnh viện. Thời gian cao điểm có mấy chục “cò” cùng tung hoành, dễ manh động khiến nhân viên y tế sợ hãi. “Để giải quyết tình trạng quá tải, bệnh viện bắt đầu đăng ký và lấy phiếu từ lúc 3h sáng, nhưng “cò” vẫn đến xếp hàng dài, đặt gạch, đánh dấu thứ tự để lấy phiếu khám”, ông Tuấn kể về thời điểm xấu nhất mà cò lộng hành.

Trước tình trạng trên, đại diện BV Y Dược TP HCM cho biết đã làm nhiều biện pháp để đưa cò ra ngoài, đầu tiên nhờ công an phường và công an quận hỗ trợ. Đồng thời phát loa, bảng thông báo và bảo vệ hướng dẫn người bệnh không hợp tác với cò. Ngoài ra, bệnh viện còn đăng ký nhắn tin qua điện thoại nhắc nhở người bệnh ngày tái khám. Ép trẻ làm "cò"

vach tran manh khoe an tien cua co benh vien
Trước đó, chúng tôi đã có bài viết phản ánh tình trạng "cò" hoạt động công khai, rầm rộ tại BV Hòa Hảo. Ảnh cắt từ clip điều tra.

Ông Trần Văn Hùng - Trưởng phòng Công tác xã hội (BV Đại học Y dược TP HCM) kể lại: Trong 2 tuần đầu tiên ra quân chặn “cò” tại cổng khu C, lực lượng bệnh viện từ bảo vệ đến nhân viên y tế liên tục bị đe dọa từ tin nhắn đe dọa cắt chân, cắt tay. Khi sang cổng khu B, “cò” không còn đất làm ăn đã phản ứng dữ dằn, buộc nhân viên y tế phải cho “cò” đứng xếp hàng lấy phiếu đến 7h sáng, sau đó nâng lên 6h và cuối cùng là chặn đứng, không cho vào.

Khi bệnh viện yêu cầu người lấy phiếu phải đúng tên tuổi như trong chứng minh thư, “cò” chuyển sang dùng điện thoại yêu cầu người bệnh gửi thông tin đầy đủ qua tin nhắn. Sau đó sử dụng người nhà vào xếp hàng lấy phiếu thay bệnh nhân, tuy nhiên hình thức này cũng bị nhân viên y tế sớm phát hiện ra.

vach tran manh khoe an tien cua co benh vien
Nhiều "cò" vượt mặt bảo vệ lẩn vào bên trong bệnh viện tìm khách hàng. Ảnh cắt từ clip điều tra

Tiếp tục, “cò” đăng tin tuyển sinh viên đi làm thêm từ 3h đến 7h sáng trên Facebook, nhiệm vụ đứng xếp hàng lấy phiếu khám bệnh. Khi bắt đầu giao dịch, “cò” dặn dò bệnh nhân nếu bị bảo vệ phát hiện thì khai không biết chữ để né tránh việc viết bản tường trình. Thậm chí, “cò” lôi cả con nhỏ vào cuộc, trường hợp gần nhất là một cậu bé mới 8 tuổi vào xếp hàng lấy phiếu do mẹ đứng ngoài cổng chỉ đạo. Theo lời cậu bé kể lại thì “mẹ bảo, mày ở nhà chơi không, đi vô bệnh viện dẫn bệnh với mẹ”.

Chưa kể, “cò” mồi còn lợi dụng lòng tốt khi dàn cảnh ăn xin quanh bệnh viện, cho người giả nghèo khổ để moi tiền từ lòng tốt của người đến khám bệnh.

Hiện tại, bệnh viện có 60 bảo vệ nội bộ. Trước đó, có thuê thêm bảo vệ của công ty ngoài nhưng chính lực lượng này lại đi làm cò với giá 50.000 đồng/người. “Chúng tôi đã phải đấu tranh chống lại chính những người mình đi thuê về để làm, đã cho nghỉ rất nhiều người và tăng cường đội ngũ bảo vệ của bệnh viện lên”, ông Hùng cho biết.

Qua trao đổi, đại diện BV ĐH Y dược TP HCM khẳng định, trước đây có một nhân viên làm việc tại chỗ khám bệnh thông đồng cấu kết với “cò” bị phát hiện đã được điều chuyển vị trí công tác và giám sát chặt chẽ. Một nhân viên bảo vệ thì lập tức cho nghỉ việc. “Ở đây là bệnh viện của hai người thầy là thầy thuốc và thầy giáo nên chúng tôi luôn xem việc cấu kết với “cò” là u nhọt cần phải loại bỏ, dù người đó là bất cứ ai, bất cứ vị trí nào”, ông Hùng nhấn mạnh.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.