Đó là khẳng định của ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang trong buổi khai mạc “Tuần lễ Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) tại Hà Nội năm 2017” hôm nay (16/6).
Vải thiều Lục Ngạn sẽ có thương hiệu riêng, được đóng hộp với đủ thông tin: chứng nhận Viet GAP, mã vạch truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, in logo nhãn mác.
Ngoài ra, ông Trần Quang Tấn còn cho biết: “Trong Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội năm nay, lần đầu tiên siêu thị Big C giới thiệu những trái vải thiều Lục Ngạn có thương hiệu riêng, đóng hộp với đủ thông tin: chứng nhận Viet GAP, mã vạch truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, in logo nhãn mác...”
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đánh giá: “Đây là hoạt động thiết thực để vải thiều Lục Ngạn được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP được giới thiệu, quảng bá rộng rãi và khẳng định thương hiệu đến đông đảo người tiêu dùng".
Về thị trường tiêu thụ, vải Lục Ngạn đã từng bước được cải thiện và tránh được tình trạng thương lái trong và ngoài nước ép giá, ép cấp quả vải và từ đó nâng cao giá trị quả vải, tăng thu nhập cho người sản xuất.
Dự kiến từ ngày 20/6/2017, container vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đầu tiên sẽ được xuất khẩu sang thị trường Thái Lan.
Hiện nay, ngoài thị trường Trung Quốc, quả vải Việt Nam đã từng bước mở rộng thị trường có yêu cầu chất lượng cao như Mỹ, Australia, Pháp, Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngoài ra, dự kiến từ ngày 20/6/2017, container vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đầu tiên sẽ được xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, mở ra cơ hội lớn hơn cho trái vải thiều Việt Nam tiếp cận thị trường nhiều tiềm năng khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, do Cộng đồng kinh tế ASEAN đã có hiệu lực.
Đại diện Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết: “Năm 2017, Bắc Giang tổ chức Tuần lễ vải thiều sớm hơn năm 2016, với mong muốn kết nối sớm ngay từ đầu vụ để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có cơ hội tiếp xúc, tìm đối tác để liên kết, giao thương, ký kết hợp đồng thương mại trong việc kinh doanh, tiêu thụ vải thiều nói riêng, các sản phẩm hàng hóa chủ lực của hai địa phương Bắc Giang và Hà Nội nói chung nhằm thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.