Vải thiều Việt Nam hấp dẫn thị trường Nhật Bản

Tờ Nikkei Asian Review của Nhật vừa có bài viết về trái vải thiều Việt Nam. Người trồng vải thiều Việt Nam rất vui mừng và tự hào khi đặc sản quê hương mình đã chính thức chinh phục được thị trường khó tính Nhật Bản.

Mỗi độ tháng 6 về, hương vị của vải thiều mới hái lại tràn ngập khắp phố phường Hà Nội khi loại trái cây nhiệt đới này vào mùa chín rộ. Giờ đây, không chỉ riêng Hà Nội, mùi hương ấy cũng đã hấp dẫn và lôi cuốn người dân Nhật Bản. Một cơ hội mới đang chờ đón người trồng vải Việt Nam: “Xuất khẩu đặc sản quê hương sang Nhật Bản.”

Xuất khẩu được vải thiều sang thị trường lớn và khó tính như Nhật Bản là sự kiện lớn nhất đối với người trồng vải Việt Nam. Việt Nam là nước trồng vải thiều lớn thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ, và là nước xuất khẩu trái cây lớn thứ hai thế giới chỉ sau Madagascar.

Vải thiều Việt Nam hấp dẫn thị trường Nhật Bản - Ảnh 1.

Vải thiều Việt Nam được bày bán trên kệ siêu thị AEON ở Tokyo hồi tháng trước. (Ảnh: Keiichi Furukawa)

Ở Việt Nam, hình ảnh những chiếc xe thồ chất đầy những chùm vải chín đỏ mọng trở nên quen thuộc trên các tuyến phố. Nổi tiếng nhất vẫn là vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang. Họ sẽ chào bán từ người mua này đến người mua khác để tìm kiếm cho mình mức giá bán hợp lí nhất.

Tại triển lãm thương mại quốc tế tổ chức tại Hà Nội năm ngoái, những người am tường cho biết vải thiều được trồng ở Việt Nam có hương thơm và vị ngọt đậm đà, chất lượng được đánh giá là "thượng hạng".

Tại Nhật Bản, rất khó để tìm thấy vải thiều tươi. Hầu hết trái cây được bán ở đây đều là đông lạnh. Các kế hoạch trước đây để xuất khẩu loại quả này sang thị trường Nhật Bản đã chững lại vì người trồng vải Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu kiểm dịch khắt khe liên quan đến nông nghiệp.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi, Bộ Nông nghiệp của hai nước đã xác nhận sự an toàn của vải thiều được trồng trên 19 trang trại được chỉ định ở Bắc Giang. Những trái vải thiều được phê duyệt phải đáp ứng các tiêu chuẩn canh tác nhất định và tiêu chí sau thu hoạch về khử trùng và bảo quản.

Vải thiều Việt Nam hấp dẫn thị trường Nhật Bản - Ảnh 2.

Vải thiều Việt Nam trên gánh hàng rong ở Hà Nội hồi tháng 6. (Ảnh: Atsushi Tomiyama)

Năm nay, Việt Nam dự kiến xuất khẩu khoảng 100 tấn vải thiều sang thị trường Nhật Bản. Tấn hàng đầu tiên đã đến Nhật Bản vào tháng trước và được bán tại các trung tâm bán lẻ tại Nhật Bản, bao gồm Aeon.

Một hộp khoảng 10 quả được bán với giá khoảng 500 yên (4,7 USD) tại các siêu thị Aeon, cao hơn gần 10 lần so với giá bán lẻ khoảng 30.000 đồng-50.000 đồng (1,3 USD - 2,2 USD)/kg tại Hà Nội.

Thương mại nông nghiệp và thủy sản giữa Việt Nam và Nhật Bản đã tăng vọt kể từ khi hai nước tham gia vào hiệp định hợp tác kinh tế, có hiệu lực vào tháng 12 năm 2008. Theo thỏa thuận này, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu đối với táo Nhật Bản từ 20% xuống 0% từ năm 2019. Xuất khẩu táo của Nhật Bản sang Việt Nam đạt khoảng 320.000 tấn trong năm 2018, gấp 18 lần so với năm 2015.

Trong khi đó, xuất khẩu cá tra của Việt Nam - một loài cá nước ngọt được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm cả swai - sang Nhật Bản cũng tăng mạnh. Nhật Bản hiện là thị trường mới cho loại cá này bên cạnh các nhà nhập khẩu hàng đầu là Mỹ và Trung Quốc.

Theo Hiệp hội Khoa học Làm vườn Quốc tế., Việt Nam chiếm 19% sản lượng xuất khẩu vải thiều toàn cầu năm 2018, sau Madagascar với 35% và Trung Quốc với gần 18%.

Phần lớn vải thiều của Việt Nam được trồng ở các tỉnh phía Bắc. Vải thiều luôn được rất nhiều người ưa thích về hương vị đặc biệt và ngọt ngào của nó.

Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam khuyên mọi người không nên ăn quá nhiều vải thiều khi đói vì sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.