VDSC: 2021-2022 được dự báo là thời kì thịnh vượng của thủy điện, điện mặt trời nổi và áp mái

Báo cáo phân tích của VDSC cho thấy, giai đoạn 2021- 2022 được dự báo là thời kì thịnh vượng của ngành thủy điện bên cạnh xu hướng tiếp theo được cho là sẽ chú trọng sang mảng điện mặt trời nổi và điện mặt trời áp mái trong tương lai gần do công suất hiện tại của mảng này còn thấp so với kế hoạch.

Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo về tiềm năng của năng lượng tái tạo.

La Nina trở lại, 2021-2022 là giai đoạn thịnh vượng của ngành thủy điện

VDSC cho biết hiện tượng La Nina xuất hiện trở lại kể từ tháng 5/2020 và được dự đoán sẽ tăng mạnh vào năm 2021 và 2022. 

Theo NCEP, xác suất La Nina xảy ra từ nay đến tháng 4/2021 là hơn 60%, cao tương đối so với hiện tượng El Nino và trung lập. Sau giai đoạn thời tiết khô hạn vào năm 2019 và đầu năm 2020, mảng thủy điện bị sụt giảm về cả sản lượng và doanh thu. Việc La Nina quay trở lại trong chu kỳ ENSO như vậy sẽ có lợi cho các nhà máy thủy điện trong thời gian tới.

VDSC: 2021-2022 là thời kì thịnh vượng của thủy điện, điện mặt trời nổi và áp mái là xu hướng mới  - Ảnh 1.

Về triển vọng dài hạn, theo Fitch Solutions, công suất thủy điện dự kiến sẽ tăng nhẹ 1,3% trong thập kỉ tiếp theo do sự phụ thuộc vào thời tiết. Tiềm năng thủy điện gần như đã được khai thác hết ở thời điểm hiện tại và dự kiến sẽ không mở rộng thêm nhiều trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, mảng thủy điện hiện tại vẫn là sự đóng góp chính trong tổng công suất cả nước.

Qui hoạch Điện lực số VIII chú trọng vào điện mặt trời và điện gió

Kể từ năm 2017, Bộ Công Thương đã chuyển trọng tâm từ nhiệt điện sang năng lượng tái tạo vì yếu tố môi trường và chi phí thấp. 

Trong dự thảo Qui hoạch Điện số VIII gần đây, MoiT tập trung vào mảng năng lượng tái tạo và nâng cấp đường dây truyền tải từ nay đến năm 2045. 

Trong tương lai gần, Việt Nam vẫn sẽ chủ yếu dựa vào nguồn nhiệt điện, nhưng năng lượng mặt trời và điện gió lại là động lực tăng trưởng chính trong những năm tới. 

Cụ thể hơn, điện gió tăng từ 0,59 GW lên 66 GW với hệ số CAGR tăng mạnh nhất 1,57%; điện mặt trời cùng xu hướng tăng từ 6,5 GW lên 57 GW với CAGR 0,54%. 

Trong thập kỉ tới, công suất năng lượng điện mặt trời và điện gió sẽ tăng 5 lần. Do đó, chính sách hỗ trợ từ chính phủ cùng với nhiều dư địa tiềm năng từ các lĩnh vực điện gió và điện mặt trời mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư và các nhà máy mới trong tương lai từ ngắn hạn đến dài hạn.

Điện mặt trời vẫn còn tiềm năng tăng trưởng nhưng ưu đãi từ chính phủ đã không còn quá hấp dẫn. 

Tuy nhiên, với Qui hoạch Điện VIII, Bộ Công Thương vẫn tập trung vào năng lượng điện mặt trời và điện gió, nên VDSC tin rằng chính phủ sẽ sớm đưa ra một chính sách mới đủ hấp dẫn để thu hút và khuyến khích những nhà đầu tư mới nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện muôn thuở. 

Ngoài ra, xu hướng tiếp theo được cho là sẽ chú trọng sang mảng điện mặt trời nổi và điện mặt trời áp mái trong tương lai gần do công suất hiện tại của mảng này còn thấp so với kế hoạch. 

Do đó, các công ty có diện tích mái nhà hoặc mặt nước lớn sẽ có lợi thế từ chính sách này, đặc biệt là những doanh nghiệp có sẵn nhà máy thủy điện, nhà xưởng hoặc có nhiều bất động sản.

Về thị trường điện gió, câu chuyện tăng trưởng mảng này đang mô phỏng lại câu chuyện tăng trưởng điện mặt trời trong năm 2019 do giá bán điện khá hấp dẫn đến từ chính sách khuyến khích điện gió của Bộ Công Thương. 

Các dự án trên bờ sẽ nhận được 8,5 USD/kWh, các dự án gần bờ và xa bờ sẽ được hưởng 9,8 USD/kWh. Điều kiện quan trọng nhất là các dự án sẽ phải COD trước ngày 30/11/2020.

Hiện tại có rất nhiều đề xuất kéo dài thời hạn này từ năm 2021 đến năm 2023 với lí do Covid-19 nhưng vẫn chưa có động thái chính thức nào từ chính phủ. 

Tóm lại, có hai khó khăn mà các công ty điện gió có thể gặp phải là đợt bùng phát Covid-19 có thể kìm hãm tốc độ xây dựng nhà máy và thời hạn gấp rút trước tháng 11/2021.

Điều kiện thị trường ngặt nghèo này sẽ có lợi cho những công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc thi công gấp rút, khai thác những khu vực chưa có nhiều nhà máy điện năng lượng để vận hành tránh tắc nghẽn công suất, có khả năng huy động vốn đồng loạt cho những dự án của doanh nghiệp. 

VDSC: 2021-2022 là thời kì thịnh vượng của thủy điện, điện mặt trời nổi và áp mái là xu hướng mới  - Ảnh 2.

Các ngân hàng nước ngoài ưu tiên cho vay mảng năng lượng tái tạo

Nhiều ngân hàng nước ngoài cam kết dư địa cho vay mảng năng lượng tái tạo với tỉ trọng khá cao trong thời gian tới. 

Theo báo cáo thường niên năm 2019 của ADB, ADB sẽ tập trung cho vay năng lượng tái tạo cho giai đoạn 2019 - 2024, chiếm khoản 24% tổng giải ngân của họ cho lĩnh vực này.

Để thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2030, ADB sẽ cung cấp các sản phẩm nợ và bảo lãnh phù hợp, mở rộng các dịch vụ tiền tệ của mình để cải thiện kết quả dự án.

VDSC: 2021-2022 là thời kì thịnh vượng của thủy điện, điện mặt trời nổi và áp mái là xu hướng mới  - Ảnh 3.

Theo Quĩ Năng lượng Tái tạo của WB, WB cam kết giúp các nước cân bằng giữa chi phí tài chính và chi phí xử môi trường, nghĩa là sẽ hỗ trợ các nước tài trợ vốn vay vài các dự án năng lượng tái tạo, thay vì chi phí xử môi trường từ các nhà máy nhiệt điện gây nên. 

WB hiện đang cam kết tài trợ 21.400 nghìn tỉ USD và cho vay 27.500 nghìn tỉ USD cho Quĩ Khí hậu Chiến lược của mình.

Tất cả những điều này cho thấy rằng có khá nhiều nguồn tài trợ vốn vay với chi phí thấp cho các nhà đầu tư vào mảng năng lượng tái tạo. 

VDSC nhận định đây cũng là một cơ hội lớn để tái tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo hiện nay để tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp. 

Các doanh nghiệp hoạt động ở mảng năng lượng tái tạo ở Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội này để tận dụng và tiết kiệm chi phí hoạt động nhằm mang lại lợi nhuận tối đa.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.