Vì sao có Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10?

Cách đây 15 năm, vào ngày ngày 20/9/2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải kí Quyết định số 990/QĐ-TTg về Ngày Doanh nhân Việt Nam, lấy ngày 13/10 hằng năm làm "Ngày Doanh nhân Việt Nam".

Những điều chưa biết về ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10

Lí do khiến ngày 13/10 được chọn là Ngày Doanh nhân Việt Nam xuất phát từ sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi cho giới Công thương Việt Nam vào đúng 74 năm về trước, ngày 13/10/1945. 

1570499944-doanh-nhan-viet-nam-cuoc-xoay-tro-va-nhung-cai-ten-mang-niem-tu-hao

Sau nhiều năm kinh doanh, đóng góp lớn nguồn lực, tài sản cho đất nước, doanh nhân đãi có một ngày kỉ niệm chính thức.

Trong thư, Bác đề cập: "Hiện nay Công thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích lợi quốc dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế, tài chính vững vàng và thịnh vượng".

Bác cũng khẳng định trong thư: "Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng".

Quyết định của Thủ tướng Phan Văn Khải cũng qui định việc tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 hàng năm phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức, bảo đảm các yêu cầu: "Giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trài thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỉ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân".

Vì sao đến năm 2004 mới có Ngày Doanh nhân Việt Nam?

Sau hàng trăm năm kinh doanh, đóng góp lớn nguồn lực, tài sản cho đất nước, doanh nhân mới có một ngày kỉ niệm chính thức. Điều này xuất phát từ đặc điểm văn hóa của người Việt.

Thời phong kiến, dân gian có câu "sĩ nông công thương". Các thương gia thời đó được xếp ở cuối trong thang bậc của xã hội. Chính vì vậy, khi các thương gia thành công, có nhiều tiền, họ sẽ cố đầu tư cho con học đi thi để được gia nhập vào tầng lớp "sĩ" (quan lại, sĩ phu…), hoặc đem tiền trở về quê mua thật nhiều ruộng đất, bắt đầu một quá trình tự "nông dân hóa" để gia nhập trở lại vào tầng lớp "nông". 

Suốt nghìn năm phong kiến, tầng lớp doanh nhân không phát triển được.

A_voyage_to_Cochinchina_in_the_years_1792_and_1793_-_Faifo

Mãi đến thế kỉ XVII-XVIII, Việt Nam mới có được các cảng sầm uất như Hội An, Vân Đồn... (Ảnh: Wikipedia).

Đến thời Pháp thuộc, tầng lớp doanh nhân Việt Nam thực sự hình thành và phát triển. Số lượng ngày càng đông đảo và họ bắt đầu tích tụ nguồn vốn, tri thức và kinh nghiệm để vươn lên kinh doanh và cạnh tranh lại với tư bản nước ngoài. Nhiều người trong số họ là những người xuất chúng và có những hành động yêu nước thiết thực, như các doanh nhân Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà…

Do có khả năng tài chính, các doanh nhân đều đầu tư cho con cái học hành bài bản, và nhiều người trong số này đã trở thành các nhà cách mạng.

Sau khi đất nước thống nhất, tầng lớp tư sản gần như bị phân rã. Mãi đến năm 1990, nhất là sau Đổi mới, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân ra đời ngày 21/12/1990 đã mở đường cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, tầng lớp doanh nhân Việt hồi sinh.

Chính phủ luôn hỗ trợ tích cực cho doanh nhân từ sau thời kì đổi mới. Theo Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có 714.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Chỉ hơn một thập niên, Việt Nam đã xuất hiện những doanh nhân tầm cỡ, được thế giới công nhận như ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup), ông Trần Bá Dương (Thaco), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet), ông Nguyễn Đăng Quang (Masan Group), ông Trần Đình Long (Hòa Phát Group), ông Trương Gia Bình (FPT)…

https___blogs-images

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, nữ doanh nhân Việt vừa được Forbes công nhận là người phụ nữ tự lập giàu có nhất Đông Nam Á. (Ảnh: Forbes).

Tinh thần khởi nghiệp cũng được phát huy mạnh mẽ những năm gần đây. 

Quỹ đầu tư cho khởi nghiệp của Chính phủ đã có số vốn là 2.000 tỉ đồng, theo dữ liệu năm 2018. Việt Nam đã chính thức có khung pháp lí cho quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, khi Chính phủ ban hành Nghị định 38 quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Trong năm 2018, Việt Nam có tới 3.000 doanh nghiệp theo mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 40 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp trên cả nước.

Thế giới có ngày Doanh nhân không?

Thế giới cũng chọn ra một ngày làm Ngày Doanh nhân Thế giới. Thế nhưng, chưa có văn kiện hay quy định chính thức nào về việc ngày nào mới là Ngày Doanh nhân Thế giới.

Liên minh các Hiệp hội doanh nghiệp quốc tế (AIBA) chọn ngày 21/8 hằng năm. Tổ chức ASEANpreneurs, Trung tâm khởi nghiệp xã hội NUS & Philanthropy và Trường kinh doanh NUS của Singapore chọn ngày 16/4 hằng năm.

Ngoài ra, thế giới còn có Tuần lễ Doanh nhân Toàn cầu, do Quỹ Ewing Marion Kauffman, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Missouri (Mỹ), khởi xướng. Mỗi năm, những tổ chức, doanh nghiệp tham gia sẽ chọn ra 1 tuần trong tháng 11 để tổ chức.

Dù chưa thống nhất, nhưng nhìn chung mục đích của Ngày Doanh nhân Thế giới là tạo ra động lực cho tinh thần kinh doanh, đổi mới và lãnh đạo trên toàn thế giới.

world-entrepreneur-day

Logo của Ngày Doanh nhân Thế giới do AIBA phát động. (Ảnh: AIBA).

Ngày Doanh nhân Thế giới được xem là ngày của những người sáng lập, quản lí, sản xuất, nhà thầu, nhà công nghiệp, nhà đổi mới, quản trị viên, nhà thiết kế và nhà sản xuất.

AIBA kêu gọi mọi người tổ chức các sự kiện trên khắp thế giới để quảng bá WED. Liên minh này cho rằng WED là một cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh từ thiện, xã hội và đạo đức thông qua các hội nghị, giải thưởng và sáng kiến.

Trong ngày này, một số nước thịnh hành việc mua một món quà hoặc tổ chức một bữa tiệc cho sếp và chia sẻ các sự kiện đó để truyền cảm hứng cho những người khác. Bậc phụ huynh cũng sẽ dạy cho trẻ em về tinh thần kinh doanh.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.