Nếu chúng ta để ý khi xem TV hoặc đi hoặc tới Hồng Kông du lịch sẽ nhận thấy những ngôi nhà ở đây rất khác so với ngôi nhà tại Trung Quốc hay Việt Nam. Nhà ở Hồng Kông thường không có ban công.
Mặc dù ban công không chỉ ảnh hưởng đến ánh sáng và sự thông thoáng của ngôi nhà, đối với nhiều gia đình vậy tại sao nhà ở của người Hồng Kông thường không có ban công?
Hầu hết những căn nhà hiện nay tại Hồng Kông đều không sở hữu ban công. (Ảnh: Sohu).
Giá bất động sản tại Hồng Kông luôn nằm trong danh sách những địa danh đắt đỏ nhất thế giới khi chỉ những người siêu giàu mới đủ tiền mua nhà diện tích rộng. Bởi vậy những ngôi nhà tại đây thường được xây dựng với kích thước nhỏ và rất cao.
Hồng Kông là một trong những thành phố nổi tiếng với giá bất động sản đắt đỏ bậc nhất thế giới vì các nguyên nhân: cung không đủ cầu, đầu cơ tăng cao và môi trường lãi suất thấp. (Ảnh: Sohu).
Theo thông tin từ Kknews, số tiền bỏ ra để mua một căn nhà có ban công sẽ cao hơn giá của những căn nhà không có ban công bởi giá tiền mỗi m2 ban công sẽ có giá ngang bằng với giá tiền mỗi m2 diện tích ở của ngôi nhà đó. Người Hồng Kông cũng coi việc sở hữu ban công trong ngôi nhà là một điều hết sức lãng phí. Theo họ khoảng không gian đó có thể làm được nhiều điều tạo ra giá trị kinh tế lớn hơn là một khoảng trống chỉ để cung cấp ánh sáng và tạo sự thông thoáng.
Về cơ bản đại đa số những ngôi nhà tại Hồng Kông thường không có ban công bởi chi phí bỏ ra là quá lớn so với giá trị mà nó mang lại.
Giá bất động giản tại Hồng Kông quá cao cũng làm bùng nổ xu hướng chia sẻ không gian sống kiểu kí túc xá của giới trẻ Hồng Kông - bao gồm cả những người làm việc trong ngành tài chính vốn có thu nhập cao.
Mỗi phòng trong dự án "kí túc xá" như thế này thường có diện tích từ 7,5 - 9,3 m2, nhỏ hơn cả một chỗ đỗ xe thông thường, và có giá thuê khoảng hơn 20 triệu VND/tháng.
Còn đối với những người có thu nhập thấp thì vẫn có những sự lựa chọn khác tại những căn phòng 5,6m2 hay nhà "quan tài" hay nhà "chuồng thỏ".
Trong suốt thập kỉ qua, nhiều người ở Hồng Kông đã phải vật lộn với mức giá nhà tăng chóng mặt, và nhiều người đã buộc phải chọn sống trong các ngồi nhà "chuồng thỏ". (Ảnh: GETTY IMAGES).
Mọi sinh hoạt gói gọn trong "chuồng thỏ" dài chưa đầy 2m. (Ảnh: Barcroft).