Vì sao khi mặc vest thường không cài cúc cuối cùng?

Không cài chiếc cúc áo dưới cùng khi mặc vest là một nguyên tắc thời trang có vẻ lạ lùng, nhưng nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của nguyên tắc này lại càng thú vị hơn.

Nguyên tắc cài khuy cơ bản khi mặc áo vest của đàn ông

Đối với áo vest có 3 khuy áo, bạn có thể áp dụng nguyên tắc "Đôi khi; Luôn luôn; Không bao giờ", có nghĩa là đôi khi có thể cài khuy trên cùng, luôn luôn cài khuy ở giữa và không bao giờ cài khuy dưới cùng.

Vì sao khi mặc vest thường không cài cúc cuối cùng? - Ảnh 1.

(Ảnh: Suitably Inclined)

Đối với áo vest có 2 khuy, luôn luôn cài khuy ở trên và không bao giờ cài khuy bên dưới.

Đây là nguyên tắc thời trang dành riêng cho đàn ông, phụ nữ lại thường được cài khuy dưới cùng. Như vậy cho dù mặc loại áo vest nào thì cũng không bao giờ nên cài khuy dưới cùng.

Đây có vẻ như là một nguyên tắc thời trang lạ lùng, tại sao có khuy áo mà lại không bao giờ nên cài? Nguyên tắc này bắt nguồn từ đâu?

Câu trả lời đến từ một vị vua có thân hình mập mạp, đó chính là Vua Edward VII trị vì vương quốc Anh từ 1901 đến 1910.

Vì sao khi mặc vest thường không cài cúc cuối cùng? - Ảnh 1.

Vua Edward VII ở bên phải, với Hoàng tử George ở bên trái, năm 1901. Chiếc cúc áo ghi lê dưới cùng của Vua Edward được cởi ra (Ảnh: Wikimedia Commons).

Trở về khi ông còn là hoàng tử xứ Wales và có thân hình hơi quá khổ. Lúc này, vest nam đang rất thịnh hành nhưng hoàng tử Edward lại hơi mập để có thể cài đủ tất cả các chiếc cúc áo mà vẫn cảm thấy thoải mái, vì vậy hoàng tử đã quyết định không cài chiếc cúc dưới cùng để cảm thấy vừa vặn và dễ chịu hơn.

Để thể hiện sự tôn kính dành cho hoàng tử, các quí tộc khác cũng bắt đầu bỏ cài chiếc cúc cuối cùng. Từ giới quí tộc, dần dần tất cả nam giới trong vương quốc cũng đều bỏ cài cúc dưới cùng của áo ghi lê và áo vest.

Lí do thứ hai là có thể vì quá đẹp, chiếc áo vest đã được dùng để thay thế cho áo cưỡi ngựa, chiếc khuy áo dưới cùng thường nằm ở dưới eo, vì vậy chúng không cần phải được cài để áo vest có thể rủ xuống đúng kiểu khi ngồi trên lưng ngựa.

chọn
Hình ảnh cầu Bình Gởi nối TP HCM - Bình Dương trên tuyến Vành đai 3 TP HCM sắp hợp long
Cầu Bình Gởi trên tuyến Vành đai 3 TP HCM được chính thức khởi công hồi tháng 10/2023, với tổng mức đầu tư gần 670 tỷ đồng, dự kiến hợp long vào dịp 30/4/2025.