Vì sao khó kết tội những người ‘yêu’ xác chết?

Các trường hợp "yêu" xác chết thường khó luận tội do sự mơ hồ và mâu thuẫn trong các điều luật quy định cách đối xử với tử thi. 
 
vi sao kho ket toi nhung nguoi yeu xac chet Lý giải hội chứng đáng sợ của những người muốn 'yêu' xác chết
vi sao kho ket toi nhung nguoi yeu xac chet Những vụ 'yêu' xác chết ghê rợn trong lịch sử

vi sao kho ket toi nhung nguoi yeu xac chet

Các hành vi ái tử thi có thể rất khó bị kết tội do sự mơ hồ của pháp luật và phụ thuộc nhiều vào suy xét của nhà thi hành pháp luật. Ảnh: Flickr

Ngày 2/9/2006, anh em sinh đôi Alex và Nicholas Grunke, 20 tuổi, cùng Dustin Radke bị lực lượng cảnh sát hạt Grant, Wisconsin, Mỹ, bắt giữ khi đang đào trộm thi thể Laura Tennessen, cô gái chết trước đó một tuần do tai nạn xe hơi.

"Trả lời cảnh sát, Alexander Grunker giải thích nhóm ba người muốn khai quật tử thi để Nicholas có thể quan hệ tình dục với xác chết cô gái. Trước khi tới nghĩa trang St. Charles thực hiện ý đồ, ba người đã dừng lại tại một siêu thị để mua bao cao su", nghiên cứu năm 2008 đăng trên Tập san Mortality tóm tắt vụ việc.

Tại bang Wisconsin, hành vi "yêu" xác chết không bị cấm, do đó cả ba bị kết án phá hoại tài sản nghĩa trang. Các công tố viên sau đó thêm vào cáo trạng tội cố ý lạm dụng tình dục, viện dẫn điều khoản cho rằng "tội trạng áp dụng dù nạn nhân đã chết hay còn sống trong thời điểm diễn ra hành vi quấy rối hoặc xâm hại tình dục".

Dù vậy, Thẩm phán Curry phụ trách vụ án không bị thuyết phục bởi lập luận trên, tội xâm hại tình dục bị loại khỏi cáo trạng.

Tiến sĩ John Troyer, phó Giám đốc trung tâm nghiên cứu Tử vong và Xã hội tại đại học Bath, tác giả nghiên cứu tình huống này, nhận định vị thẩm phán gặp phải một trường hợp phức tạp và khó phân xử.

"Laure Tennessen đã chết trước khi hành vi được cho là phạm tội diễn ra, do đó cô ấy không còn là chủ thể "người" trước pháp luật, mà là tử thi, không phải nạn nhân. Nếu cô ấy chết trong lúc diễn ra hành vi phạm tội, tội xâm hại tình dục mới có thể được áp dụng", tiến sĩ Troyer nói.

Phán quyết của thẩm phán Curry sau đó bị đảo ngược khi vụ án được đưa ra xét xử tại Toà tối cao Wisconsin. Ba bị cáo đều bị áp khung hình phạt cho tội xâm hại tình dục. Dù vậy, trường hợp này làm nổi bật những khó khăn khi xét xử các vụ ái tử thi với nhiều hình thức do sự mơ hồ về cách hành xử với xác chết trong luật.

Khó khăn trong làm luật và xét xử

Theo Vice, việc điều luật định nghĩa tử thi như chủ thể "người" có thể dẫn tới nhiều hệ luỵ hiển nhiên, trong khi quy định xác chết là "tài sản" cũng không phải lựa chọn hoàn hảo do yêu cầu thiết lập một quyền sở hữu đầy đủ.

Nhiều bang tại Mỹ tỏ ra lúng túng trong việc xây dựng điều khoản hợp lý nhất quy định việc đối đãi với tử thi. Tháng 2/2015, Thượng nghị sĩ Lisa Gladden giới thiệu dự luật cấm xâm phạm thi thể tại bang Maryland, nơi luật pháp cấm trộm mộ, buôn bán các bộ phận tử thi đánh cắp, phá hoại tài sản nghĩa trang nhưng chưa đề cập tới ái tử thi. Các nhà làm luật Massachusetts cũng thông qua luật yêu cầu người ướp xác và giám đốc nhà tang lễ "không sử dụng ngôn ngữ tục tĩu, không đứng đắn khi thực hiện thao tác chuyên môn trên xác chết", với mục đích cấm xúc phạm người đã khuất.

Trong các điều luật hàng ra đời cách đây trăm năm tại Anh, thi thể được xác định là tài sản "không thuộc về ai" và trao cho nhà thờ quản lý. Toà án Cơ đốc sẽ đứng ra giải quết bất cứ tranh chấp nào liên quan.

Tuy nhiên, điều này gặp khó khăn tại Mỹ. Do đó, khoảng cuối thế kỷ 19, ý tưởng về "một phần tài sản" (Quasi-property) được đưa ra và áp dụng tới nay.

"Một phần tài sản xuất hiện như các điều luật quy định quyền chiếm hữu của các thành viên trong gia đình đối với thi thể người đã khuất nhằm mục đích an táng. Việc sử dụng thuật ngữ này và sự phát triển của hệ thống trách nhiệm pháp lý được thúc đẩy với mong muốn muốn bảo vệ "cảm xúc" hoặc "tình cảm và khuôn phép ứng xử" của gia đình người đã khuất. Các chuyên gia mô tả ý tưởng về một quyền "tương tự tài sản" với thi thể thực chất chỉ nhằm mục đích "thuyết phục các quan toà". Tuy nhiên, quasi-property cũng đóng vai trò quan trọng bởi nó cho phép gia đình, họ hàng có thể khôi phục những tổn thất do sự can thiệp có tính thương mại hoặc phi thương mại đối với xác chết", nghiên cứu về luật của Shyamkrishna Balganesh, đại học Pennsylvania, trình bày.

Khái niệm "một phần tài sản" dường như có chức năng bảo vệ cảm xúc của gia đình hay bạn bè người chết hơn là chính bản thân tử thi. Dù vậy, quy định này có thể trở thành cách kết tội hợp lý hơn trường hợp áp dụng luật "bảo vệ người sống" cho xác chết như như ở vụ án ở bang Wisconsin.

Kết án dựa trên suy xét riêng

vi sao kho ket toi nhung nguoi yeu xac chet
Sergeant Francouis Bertrang, một sĩ quan quân đội Pháp, là một tên trộm mộ và ái tử thi nổi tiếng trong lịch sử. Y thường xuyên trộm mộ và chặt các tử thi tại nghĩa trang Paris, song chỉ bị kết án một năm tù vì tội xâm phạm trái phép 15 ngôi mộ. Ảnh: Wikimedia

Các ý kiến về cách thức hành xử "phù hợp" nhất với tử thi gây nhiều tranh cãi trong xã hội, đặc biệt khi mọi công dân và nhà làm luật đều mong muốn áp đặt nhận định đối với người từ nhiều nền văn hoá khác.

Sarah Kay, luật sư nhân quyền tại Mỹ, cho rằng những nhận định phổ biến về việc nên và không nên làm với tử thi thường dựa trên quan niệm tín ngưỡng lâu đời hơn các lập luận logic.

"Luật pháp đề cập tới ái tử thi hoặc hành vi chặt tử thi thường nói về nền tảng của sự "mạo phạm" hay "báng bổ", một khái niệm thuộc phạm trù đạo đức và có liên quan tới quan niệm xâm phạm một xác chết là báng bổ thánh thần", Kay nhận xét.

Điều này được phản ánh trong các điều khoản chống lạm dụng xác chết ở nhiều bang tại Mỹ. Tại Ohio, luật quy định, "không một ai, trừ những người được uỷ nhiệm bởi pháp luật được đối xử với thi thể người theo cách người đó hiểu rằng sẽ gây ra những tổn thương tinh thần cho gia đình người đã khuất".

Kay cho rằng "tổn thương tinh thần" có thể là bất cứ điều gì nên rất khó trở thành một căn cứ khách quan trong định tội. Chẳng hạn, ướp xác, dù được cho phép và giám sát tại nhiều nơi, là một quy trình xâm phạm đáng kể tới trạng thái tự nhiên của xác chết. Tuy nhiên, xã hội chấp nhận quy trình này. Các nhà cung cấp dịch vụ tang lễ được hưởng những trường hợp ngoại lệ từ luật pháp. Do đó, việc xác định hành vi nào là xâm hại tử thi phụ thuộc rất nhiều vào uy xét của công tố viên.

Năm 2010, cảnh sát Mỹ phát hiện cụ bà 91 tuổi Jean Stevens tại Wyalusing, Pennsylvania, khai quật mộ đưa xác chồng và hai con gái sinh đôi mang về nhà. Trả lời các điều tra viên, cụ Stevens thừa nhận bà "căm ghét cái chết và không thể chịu được cảnh những người thân nằm dưới lòng đất".

Toà ban án đầu đưa các xác chết trở về nơi yên nghỉ ban đầu. Song sau vài tháng làm việc với cụ Stevens, nhà chức trách quyết định trao trả xác chồng và các con khi cụ bà xây một hầm mộ trên mặt đất gần nhà với các hòm niêm kín trong xuốt để đặt xác. Trong suốt thời gian đó, cụ Stevens không bị kết tội gì, dù công tố viên có thể thực thi lựa chọn đó nếu muốn.

Tuy nhiên, không phải công tố viên nào cũng chọn cách này. Suốt 6 tháng năm 2013, Kaling Wald giữ xác chồng trong một phòng ngủ thừa khoá chặt tại tư gia ở Hamilton, Ontario, Mỹ, do tin rằng cầu nguyện sẽ giúp chồng hồi sinh.

Những người hàng xóm và nhà chức trách trong trường hợp này không chia sẻ sự mất mát với goá phụ Wald như trường hợp cụ Jean Stevens. Thẩm phán quyết định kết tội Wald "bỏ bê và hành xử không đúng mực với xác chết". Tới phút cuối cùng, phán quyết trên mới bị bãi bỏ cùng tuyên bố nghiêm khắc của quan toà về những lo ngại cho sức khoẻ cộng đồng.

Theo Vice, việc luật pháp giám sát các hành xử lệch lạc lên tử thi là rất quan trọng. Dù vậy, quan điểm cứng nhắc trong tình huống phức tạp này có thể dẫn tới những kết quả không mong muốn, nhất là trong điều kiện khung pháp lý còn mơ hồ và trái ngược hiện nay.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.