Lý giải hội chứng đáng sợ của những người muốn 'yêu' xác chết

Hiện tượng ái tử thi có nhiều mức độ, từ đam mê đặc biệt với cái chết cho tới những hành động cực đoan để thoả mãn dục tính trên xác chết.
ly giai hoi chung dang so cua nhung nguoi muon yeu xac chet Những vụ 'yêu' xác chết ghê rợn trong lịch sử
ly giai hoi chung dang so cua nhung nguoi muon yeu xac chet
Sharkur Lucas, người mắc chứng ái tử thi, quan hệ với xác chết vì không tìm được bạn gái. Ảnh: Mirror

Tháng 2/2015, người đàn ông tên Ghana Sharkur Lucas gây sự chú ý của nhiều người khi tuyên bố trên truyền hình rằng ân ái với xác chết là một phần quá trình học việc tại nhà xác bệnh viện.

Theo Mirror, Lucas khẳng định cấp trên yêu cầu anh thực hiện nhiệm vụ đó vì cho rằng "một khi hoàn thành, bạn sẽ không còn sợ các tử thi". Lucas tiết lộ hành vi này còn xuất phát từ việc không phụ nữ nào muốn hẹn hò với người làm công việc đáng sợ bên xác chết.

"Tôi muốn kết hôn nhưng các cô gái đều không thích nhân viên nhà xác. Tôi có thể tự thoả mãn bằng cách quan hệ với tử thi", Lucas nói trên kênh truyền hình Adom TV.

Sau khi buổi phỏng vấn được phát sóng, Lucas bị sa thải và trở thành mục tiêu săn đuổi của cảnh sát, dù bản thân không rõ mình phạm tội gì.

Trường hợp của Sharkur Lucas là minh chứng cụ thể cho hội chứng ái tử thi, thường được đề cập bằng thuật ngữ necrophilia, mặc dù Lucas không nhận thức được tình trạng của mình do thiếu kiến thức.

Khác với Lucas, Hayden, 18 tuổi, biết rõ hội chứng mình gặp phải. Hayden vẫn nhớ như in lần đầu tiên ham muốn gần gũi xác chết đến với mình.

"Tôi có thể cảm nhận làn da lạnh buốt của cô ấy hàng giờ sau khi đã về nhà và nghĩ liệu sẽ như thế nào nếu được chạm vào cô ấy mãi mãi. Tôi nhớ khi ánh sáng chiếu lên gương mặt, trông cô ấy không khác gì đang ngủ, nhưng đôi mắt thì mở to, trống rỗng, chết chóc. Tôi nghĩ mình có thể chìm đắm mãi trong hình ảnh đó. Tôi muốn luồn tay vào tóc cô ấy, nắm chặt bàn tay, vuốt ve làn da để cảm nhận cô ấy mãi", Hayden hồi tưởng ký ức trong lần dự đám tang một người bạn gái thân thiết năm 14 tuổi.

Trải nghiệm này thường đi kèm cảm giác tức giận và tội lỗi, Hayden thừa nhận. Thái độ kỳ thị và ghê tởm cũng là điều Hayden gặp phải khi cố tâm sự với người khác.

Nghiên cứu khoa học về ái tử thi

ly giai hoi chung dang so cua nhung nguoi muon yeu xac chet
Francois Bertrand, một sĩ quan quân đội Pháp, là một tên trộm mộ và ái tử thi nổi tiếng trong lịch sử. Y thường trộm mộ và chặt các thi thể lấy từ nghĩa trang Paris. Ảnh: WIkimedie

Thuật ngữ "necrophilia" lần đầu xuất hiện với nghĩa "ái tử thi" trong một bài giảng năm 1850 của nhà tâm lý học người Bỉ Joseph Guislain khi nhắc tới Francois Bertrand, một kẻ trộm mộ và chặt tử thi được chôn cất ở nghĩa trang Paris, Pháp. Tuy nhiên, mãi khi tới khi Công trình nghiên cứu nổi tiếng Psychopathia Sexualis (Bệnh lý tính dục) được xuất bản, thuật ngữ ái tử thi mới được dùng phổ biến.

Trong cộng đồng tâm lý học, hội chứng ái tử thi vẫn chỉ là một đề tài ngoài rìa, do các tình huống nghiên cứu thực tế không phổ biến và sự cấm đoán liên quan đến tín ngưỡng. Ngay cả trong trong cuốn Thống kê các hội chứng rối loạn tâm thần, một tài liệu quan trọng trong chẩn đoán tâm lý học, ái tử thi chỉ được đề cập trong ấn bản lần thứ năm gần đây.

Năm 2009, Anil Aggrawal, giáo sư pháp y tại Cao đẳng Y tế Maulana Azad ở Ấn Độ, đề xuất hệ thống định nghĩa cho hội chứng ái tử thi, trong đó mô tả đây là "một trong những hành vi dục tính kỳ quặc và đáng sợ nhất".

Aggrawal cho rằng ái tử thi không đơn thuần có hai dạng là thật và giả như nghiên cứu của Jonathan Rosman và Phillip Resnick năm 1989. Thay vào đó, hội chứng gồm các cấp độ theo phổ rộng, được sắp xếp từ đam mê tính dục tđơn thuần tới những hành vi cực đoan thoả mãn ham muốn trên xác chết.

Ở nhóm đầu tiên của phổ phân loại (nhóm I), người bệnh có thể bị cuốn hút bởi chính đối tác còn sống nhưng giả vờ là đã chết hoặc khi đóng vai ma cà rồng. Nhóm II gồm những người không thể chấp nhận sự thật người thân qua đời. Những trường hợp chồng giữ xác vợ nhiều năm bên cạnh là minh chứng phổ biến của nhóm này.

Trong nhóm III, các ham muốn của người ái tử thi bị đánh thức bởi bất cứ điều gì liên quan tới cái chết, chẳng hạn như dự tang lễ, viếng mộ, muốn quan hệ khi có sự hiện diện của quan tài hoặc bị kích thích tình dục khi nhìn thi thể.

Các nhóm còn lại đồng nghĩa với quan niệm phổ biến về ái tử thi hiện nay, trong đó người mắc thường có các hành vi tình dục trực tiếp trên xác chết. Trong thang phân loại, Aggrawal đưa ra các hành vi như động chạm (nhóm IV), cắt tử thi trong lúc thủ dâm (nhóm VI) hay giết người sống rồi giữ xác để quan hệ tình dục (nhóm IX).

Theo Aggrawal, việc người ái tử thi phát triển tăng tiến trong phổ bệnh không những khả dĩ mà trên thực tế còn khá phổ biến. Từ các nghiên cứu tình huống, giáo sư Aggrawal cho biết nhiều trường hợp xuất phát từ ham muốn gần gũi với xác chết cho tới khi biến ham muốn trở thành hiện thực.

Hayden không phải một ngoại lệ. Anh dự định sẽ tìm việc làm trong ngành cho phép tiếp xúc với người chết mỗi này.

"Tôi biết rõ mình có thể bị phát hiện hoặc bị bắt giam khi những đam mê trở nên trái pháp luật. Tuy nhiên, với tôi chỉ cần được chạm vào họ là đủ", Hayden nói.

Đối diện hội chứng "ái tử thi"

Carla Valentine, người thành lập Dead Meet - trang web hẹn hò trực tuyến và mạng lưới dành riêng cho những chuyên gia trong ngành công nghiệp liên quan tới cái chết. Valentine hy vọng những nỗ lực của mình sẽ giúp mọi người cởi mở hơn khi nói về cái chết, trong đó có hội chứng ái tử thi.

"Bằng việc giúp cộng đồng đề cập đến ái tử thi, tôi muốn mọi người nhìn nhận hội chứng này một cách khách quan hơn. Con người tỏ ra ít ghê rợ những vụ tra tấn và giết người sống hơn là ý nghĩ về đam mê hoặc giao cấu với xác chết", cô nói.

Valentine cho rằng cái chết và tử thi là điều đáng ghê sợ trong văn hoá phương Tây, khiến nhiều người không thể chấp nhận hành vi thân mật với thi thể người chết.

"Thành thật mà nói, tôi có thể tưởng tượng mình tra tấn ai đó và giữ họ như một nô lệ tình dục nhưng không thể hình dung cảnh bản thân quan hệ với một cái xác. Không thể hiểu họ làm điều đó nhằm mục đích gì", một người tham gia các cuộc chuyện trò với Valentine chia sẻ.

Nhằm thoả mãn mong muốn của mình, nhiều người tìm tới sản phẩm từ ngành công nghiệp "lãng mạn hoá" cái chết, theo Vice. Tại đây, những người như Hayden có thể tìm thấy nước hoa hương nhà tang lễ hay đèn pin ma cà rồng.

"Họ bán bất cứ thứ gì, chỉ cần bạn biết nơi cần đến", Hayden nói.

Hayden còn đối điện đam mê cái chết nhờ sáng tác thơ, tiểu thuyết, truy cập các trang chia sẻ của những người giống mình trên mạng và sự động viên của bạn gái.

"Cô ấy đọc tất cả những bài thơ, truyện tôi viết về đề tài này và luôn bảo tôi rằng mỗi người có một đam mê khác nhau, riêng với tôi thì đó là cái chết", Hayden chia sẻ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng cách tốt nhất cho những người ái tử thi chính là tìm gặp các nhà tâm lý học hoặc trị liệu tâm lý.

"Ái tử thi có thể phát triển lên mức độ cao hơn, do đó những ngành công nghiệp ăn theo có thể làm trầm trọng thêm hội chứng này. Tôi nghĩ cách tốt nhất để đối phó với các ham muốn là gặp một chuyên gia tâm lý hoặc trị liệu tâm lý. Họ có nhiều cách để bạn thoát khỏi các ham muốn đó", Aggrawal nhận định.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.