viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sung tấy vì cơ thể bị dị ứng với các tác nhân khách quan như khói, bụi, lông, phấn hoa, nhiệt độ, thời tiết, áp suất, nhiệt độ…
Tuy viêm mũi dị ứng không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng chứng bệnh này lại khiến người gặp phải những khó chịu như cản trở các hoạt động thể thao, giải trí, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc cũng như gây phiền hà cho người bệnh…
Người bị bệnh viêm mũi sẽ thường bị thêm một số chứng bệnh khác như viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, suyễn. Những người ở độ tuổi 21 – 30 sẽ dễ bị mắc chứng bệnh này nhất. Và căn bệnh hầu hết chỉ ảnh hưởng tới những người dưới 45 tuổi.
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân của bệnh viêm mũi dị ứng đó là hệ thống miễn dịch của cơ thể có phản ứng thái quá đối với những tác nhân khách quan, vô hoại như phấn hoa, nhiệt độ… và chính vì phản ứng đó nên đã gây ra phản ứng viêm và kích thích gọi là phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạc phủ ở bề mặt mũi, xoang và mắt.
Có nhiều loại viêm mũi dị ứng, trong đó có 2 loại phổ biến nhất là viêm mũi dị ứng theo mùa và người mẫn cảm thường mắc vào mùa xuân, mùa hè hoặc mùa thu – các mùa có nhiều phấn hoa, bào tử thực vật bay trong gió. Nếu bị theo mùa, người bệnh nên phòng tránh bằng cách ở trong nhà, đóng kín cửa sổ, chỉ sử dụng điều hoa, không nên dùng quạt, tắm, thay quần áo sau khi ra ngoài và không phơi quần áo ngoài trời tránh để phấn hoa bám vào.
Loại viêm mũi phổ biến thứ hai là viêm mũi dị ứng quanh năm và tác nhân gây ra bệnh này thường do bụi bẩn, các mảnh da bong tróc của thú nuôi, bào tử nấm mốc phát triển trong nhà… Để phòng tránh, người bệnh nên thường xuyên giặt chăn gối, không nuôi động vật, vệ sinh nhà cửa thường xuyên và luôn để nhà khô thoáng, giữ độ ẩm luôn ít hơn 50%.
Hiếm hơn là viêm mũi dị ứng do thức ăn. Loại viêm mũi này ít người bị mắc phải hơn hai loại kể trên.
Biểu hiện của viêm mũi dị ứng đó là người bệnh cảm giác như bị cảm kéo dài, thường xuyên nghẹt mũi, hắt hơi, xổ mũi, chảy nước mũi (nước mũi loãng, trong), đau đầu, ù tai, đau họng, ho khan, mất tập trung, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt.