Việt Nam từng bước gỡ thẻ vàng EC, hướng đến phát triển thủy sản bền vững

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NNPT – NT cho biết, ngành thủy sản Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong việc gỡ thẻ vàng của EC (Ủy Ban châu Âu) và được EC ghi nhận.
viet nam tung buoc go the vang ec va huong den phat trien thuy san ben vung Phê duyệt giải pháp khắc phục 'thẻ vàng' của EU về khai thác thủy sản
viet nam tung buoc go the vang ec va huong den phat trien thuy san ben vung Vì sao EU “giơ thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam?
viet nam tung buoc go the vang ec va huong den phat trien thuy san ben vung
Việt Nam sau khi bị EU rút thẻ vàng đã nổ lực để khắc phục. Ảnh: Khải An

Tại hội nghị "Bàn giải pháp khai thác, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hải sản khai thác" do Bộ NNPT-NT phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức tại TP Nha Trang vào ngày 5/4, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho biết thẻ vàng khiến họ và các ngư dân bị tổn thất, ảnh hưởng nặng nề.

Bà Cao Thị Kim Lan - Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Ðịnh (Bidifisco) cho biết, đơn vị đã thấm thía thiệt hại khi Việt Nam bị EU phạt thẻ vàng. “Công ty hàng năm xuất khẩu khoảng 60 triệu USD (75% là sản lượng cá ngừ), trong đó 70% xuất khẩu sang EU. Việc Việt Nam bị rút thẻ vàng khiến doanh nghiệp thiệt hại nặng. Cho đến nay, chúng tôi đã cam kết nói không với mua bán, khai thác thủy sản bất hợp pháp”.

Nói về việc EU rút thẻ vàng, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Vasep cho rằng, việc này ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu.

“Đó là chưa kể, chương trình giám sát thủy sản xuất khẩu (Simp) của Mỹ áp dụng cho 13 loài (bào ngư, cá tuyết Đại Tây Dương, ghẹ xanh Đại tây Dương, cá hồng, hải sâm, các loài cá nhám, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và vây xanh...). Đặc biệt năm 2019, chương trình này sẽ áp dụng cho tôm. Từ đây, con tôm Việt Nam sẽ chịu nhiều thách thức, rủi ro lớn”, ông Nam nhận định.

Nhiều doanh nghiệp khai thác chế biển thủy sản có mặt tại hội nghị cũng đồng quan điểm trên và ghi nhận những nỗ lực của các cấp, các hiệp hội trong việc thu hồi thẻ vàng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng cho rằng Thông tư 02/2018 của Bộ NNPT- NT còn nhiều rào cản gây khó cho doanh nghiệp trong việc xác nhận mua nguyên liệu, nhật ký tàu, cấp giấy ICCAT (Ủy ban quốc tế về Bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương) cho việc xuất khẩu…

viet nam tung buoc go the vang ec va huong den phat trien thuy san ben vung
Bộ trưởng Bộ NNPT-NT chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Khải An

Giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết sẽ tháo gỡ Thông tư 02/2018 bằng việc tạm thời để Chi cục thủy sản địa phương cấp giấy ICCAT và thời gian tới sẽ là Cục quản lý chất lượng Thủy sản cấp giấy.

Theo ông Tám, hiện Việt Nam đang có những bước tiến triển tốt trong việc EU rút thẻ vàng. “Vừa qua Bộ trưởng Bộ NNPT-NT dẫn đầu đoàn làm việc với lãnh đạo cấp cao EU, họ đánh giá rất cao nỗ lực của chúng ta khi trong một thời gian ngắn đã hoàn thiện được thể chế từ Luật Thủy sản đến các qui định, đặc biệt là tuyên truyền của chúng rất tốt”, vị Thứ trưởng cho biết.

Cụ thể từ khi Việt Nam bị rút thẻ vàng đến nay, chỉ có một trường hợp tàu cá của Việt Nam đánh bắt bất hợp pháp tại đảo quốc New Caledonia (lãnh thổ hải ngoại của Pháp).

“Riêng tại các nước ASEAN có vùng biển chồng lấn như Indonesia, Campuchia, Thái Lan… có trường hợp các nước này nói chúng ta vi phạm nhưng đây là vùng biển chồng lấn đang tranh chấp cần trao đổi để làm rõ.

Nên việc vi phạm đánh bắt tại các quốc đảo đã giảm nhiều và được EU ghi nhận. Trong thời gian tới, cần chuẩn bị tốt để đoàn EU sang đánh giá đúng để hướng tới việc rút thẻ vàng. Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào ngư dân và các cấp chính quyền trong việc tuyên truyền”, ông Tám nói.

viet nam tung buoc go the vang ec va huong den phat trien thuy san ben vung
Ngoài việc đánh bắt, Việt Nam đang hướng đến việc bảo quản. Ảnh: Khải An

Vị thứ trưởng cũng cho biết, tháng 5 tới sẽ có một đoàn cấp cao của EU đến Việt Nam để đánh giá thực địa. Vì vậy, các cấp cần phải thực hiện các giải pháp thực thi những giải pháp đưa ra và thực hiện đầy đủ 9 khuyến cáo của EC. Đặc biệt phải thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc và chống đánh bắt bất hợp phát.

“Ngoài việc triển khai Luật Thủy sản, chúng ta phải bảo vệ nguồn lợi, khai thác bền vững, có thể trông thời gian tới chúng ta không tăng sản lượng khai thác nhưng phải bảo quản được để nâng chất lượng, giảm thất thoát xuống 10%. Hướng đến chế biến sâu nâng cao giá trị xuất khẩu. Sắp tới sẽ chuyển giao các công nghệ mới này đến từng các tàu một”.

Theo báo cáo của Tổng Cụ thủy sản:

Định hướng sản xuất trong năm 2018 của Ngành thủy sản là duy trì số lượng tàu cá khoảng 109 nghìn tàu, tiếp tục tăng số tổ đội sản xuất trên biển khoảng 4,5 nghìn tổ/đội với sự tham gia của khoảng 13 nghìn tàu cá; giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản.

Chỉ tiêu sản lượng khai thác: Sản lượng khai thác thủy sản khoảng 3,3 triệu tấn trong tổng số 7,2-7,5 triệu tấn của toàn ngành thủy sản.

Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu hải sản khai thác là 3,3 tỷ USD trong tổng số 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản (tăng khoảng 18% so với năm 2017). Trong đó, một số sản phẩm chủ yếu là: cá ngừ: 720 triệu USD (tăng 21,5%); Mực và bạch tuộc là 754,5 triệu USD (+21,5%), cá biển khác 1.8 tỷ USD.

viet nam tung buoc go the vang ec va huong den phat trien thuy san ben vung Thiệt hại là khủng khiếp nếu EU 'rút thẻ đỏ' với mặt hàng hải sản Việt Nam

Ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, việc EU phạt “thẻ vàng” với mặt hàng hải sản Việt ...

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu đường sắt vượt sông Ninh Cơ ở Trực Ninh, Nam Định
Một cầu đường sắt dự kiến được xây dựng vượt sông Ninh Cơ thuộc địa bàn các xã Trực Mỹ, Trực Đại, huyện Trực Ninh, Nam Định.