Thiệt hại là khủng khiếp nếu EU 'rút thẻ đỏ' với mặt hàng hải sản Việt Nam

Ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, việc EU phạt “thẻ vàng” với mặt hàng hải sản Việt Nam sẽ gây thiệt hại lớn, nếu bị "phạt thẻ đỏ" thì hậu quả còn khủng khiếp hơn nhiều. 
hau qua la khung khiep neu eu rut the do voi mat hang hai san viet nam Vì sao EU “giơ thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam?
hau qua la khung khiep neu eu rut the do voi mat hang hai san viet nam
EU đã rút “thẻ vàng” đối với mặt hàng hải sản Việt Nam. Ảnh: Khải An

Thông cáo báo chí ngày 23/10 của Liên hiệp châu Âu (EU) cho biết, tổ chức này đã chính thức phạt “thẻ vàng” đối với mặt hàng hải sản Việt Nam; đồng thời cảnh báo có thể cấm nhập các mặt hàng hải sản từ Việt Nam vào thị trường EU, nếu Việt Nam không giải quyết tốt tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU).

Theo ông Võ Thiên Lăng, “thẻ vàng” của EU không chỉ có tính chất cảnh cáo mà sẽ gây thiệt hại toàn diện trong các hoạt động khai thác, chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam và ngư dân sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn.

“Trong thời gian bị phạt “thẻ vàng”, 100% lượng hàng hải sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị EU giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác. Điều này khiến doanh nghiệp xuất khẩu tốn thêm nhiều thời gian, chi phí, thậm chí bị suy giảm uy tín và trong thời gian này, nguy cơ hàng hải sản bị trả về rất cao.

Như vậy, doanh nghiệp sẽ chịu một khoản phí lớn khi đưa hàng qua EU để bảo quản trong thời gian chờ kiểm tra (và có thể bị trả về) điều này sẽ dẫn đến việc ngư dân, người nuôi trồng thủy sản sẽ bị ép giá để doanh nghiệp vẫn giữ lợi nhuận. Đây là quy luật tất yếu”, ông Lăng nhận định.

Ngoài ra, vị Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cũng cảnh báo, nếu bị EU phạt “thẻ đỏ”, thiệt hại sẽ còn khủng khiếp hơn nhiều và từ năm 2018 trở đi có rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ bắt đầu áp dụng “luật chơi” này. Trong đó có cả Mỹ, Nhật một trong những thị trường rất quan trọng đối với Việt Nam.

hau qua la khung khiep neu eu rut the do voi mat hang hai san viet nam
Ông Võ Thiên Lăng cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc EU rút "thẻ vàng" là do Việt Nam quản lý chưa tốt nghề cá ven bờ và xa bờ. Ảnh: K.A

Lý giải về việc EU rút “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam, ông Lăng cho biết, lý do chính là Việt Nam chưa quản lý tốt nghề cá ven bờ và xa bờ để người dân hoạt động trong vùng cấm và làm các nghề cấm.

“Đừng nghĩ hải sản xuất khẩu đều từ đánh bắt xa bờ mà còn rất nhiều nguồn hải sản khác được khai thác gần bờ nhưng lại là mặt hàng xuất khẩu tốt như cá thu và cá ngừ các loại…

Hiện, tại nhiều tỉnh thành việc làm các nghề đăng nò, giã cào, xung điện, sử dụng mắt lưới quá nhỏ… là một trong những hình thức tận diệt nguồn thủy sản.

Đây cũng là nguyên nhân chính khiến EU rút thẻ, bên cạnh việc đánh bắt trong vùng cấm hoặc vượt qua lãnh hải của Việt Nam”, vị chuyên gia hàng chục năm gắn bó với nghề cá cho biết.

Trước thiệt hại lớn cho ngành xuất khẩu và thị trường hải sản, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng, 6 tháng là khoảng thời gian không thể nào khắc phục toàn bộ lỗi trên do bộ máy quản lý ngành Thủy sản quá cồng kềnh.

hau qua la khung khiep neu eu rut the do voi mat hang hai san viet nam
Không chỉ doanh nghiệp mà ngư dân cũng sẽ thiệt hại trước việc EU rút "thẻ vàng". Ảnh: K.A

Tuy nhiên, ông Võ Thiên Lăng tin rằng, nếu các cấp quyết liệt khắc phụ, chắc chắn EU sẽ gỡ thẻ do thấy sự cầu thị của Việt Nam.

Ông Lăng đề xuất Tổng Cục Thủy sản nên giao số lượng đánh bắt cụ thể cho từng tỉnh, để rồi Chi cục Thủy sản của các tỉnh thành chia nhỏ số lượng giao cho các tàu thuyền đánh bắt xa bờ để đảm bảo đánh bắt phân bổ và không đánh bắt tập trung tận diệt.

“Nếu đã được giao chỉ tiêu mà tàu thuyền nào vi phạm vượt quá hạn mức cần rút giấy phép hoặc giam tàu một khoản thời gian nhất định. Đã đến lúc chúng ta siết chặt quản lý để có khuôn khổ và tránh nguồn thủy sản bị tận diệt”, ông Lăng nhấn mạnh.

Đồng thời, ông đề nghị Tổng Cục Thủy sản phải quyết liệt chỉ đạo các Chi cục kiểm tra, kiểm soát nghề cấm, vùng cấm. Thường xuyên tuyên truyền đối với người dân.

“Ngư dân có tính kiểm soát thấp nên không thể buông lỏng kiểm tra, kiểm soát. Ngoài ra phải tuyên truyền để họ hiểu, tránh đánh bắt tận diệt.

Có thể từ hôm nay sản lượng ít lại nhưng lâu dần thu nhập sẽ cao do hải sản được khai thác đúng cách, đúng luật để có thể xuất khẩu ở những thị trường khó với giá cao”, ông Lăng chia sẻ.

Ngoài ra, ông Lăng tin rằng nếu mỗi tỉnh thành xử lý mạnh tay với một nghề cấm đặc thù sẽ tạo được hiệu ứng với EU và có thể Việt Nam sẽ được gỡ thẻ phạt.

hau qua la khung khiep neu eu rut the do voi mat hang hai san viet nam
Do ngư dân có tính kiểm soát thấp nên không thể buông lỏng kiểm tra, kiểm soát. Ảnh: K.A

“Tôi nghĩ, nếu Khánh Hòa xử lý được đăng nò, Bình Thuận bỏ được giã cào cũng như các tỉnh có vùng biển khác bỏ đi một nghề cấm trên địa phương mình.

Sau đó, chúng ta tổng hợp báo cáo để EU thấy rằng chúng ta đang quyết tâm tuân thủ luật chơi. Vì 6 tháng để tuân thủ luật IUU đưa ra tại Việt Nam là điều không thể.

Nhưng tôi dám khẳng định nếu Sở NN PT NT, Chi cục Thủy Sản, Biên phòng, Công an… của các tỉnh thành có khai thác biển cùng chung tay, quyết liệt sẽ xử lý được một nghề cấm trong tỉnh mình nhưng không gặp trở ngại gì. Có như vậy ngành xuất khẩu hải sản mới lạc quan”, ông Lăng đề xuất.

IUU (illegal, unreported and unregulated fishing) là chương trình chống các hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý.

Năm 2002, EU ban hành IUU trên cơ sở triển khai “Kế hoạch hành động quốc tế” của Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) năm 2001, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ các hoạt động đánh bắt cá vi phạm IUU.

Mục đích mà IUU hướng tới là phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ mọi hoạt động đánh bắt cá dưới các hình thức đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý.

Theo quy định IUU, các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức thấp nhất là gấp 5 lần giá trị của sản phẩm sai phạm, gấp 8 lần giá trị cho các trường hợp tái phạm trong thời gian 5 năm. Ngoài ra, luật cũng đưa ra các biện pháp xử phạt khác kèm theo như tịch thu tạm thời tàu đánh bắt cá vi phạm...

hau qua la khung khiep neu eu rut the do voi mat hang hai san viet nam ‘Bà mụ’ mát tay ép đẻ thành công hàng chục loài cá biển

Gần 20 năm qua, kỹ sư thủy sản Lê Thị Như Phượng đã ép đẻ thành công gần 20 loài cá biển có giá trị ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.