VietinBank Securities: Năng lượng tái tạo là thị trường tiềm năng không nên bỏ lỡ, đặc biệt là điện mặt trời

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities) ngày 8/12 đã tổ chức Talkshow: “Cơ hội và giải pháp đầu tư ngành năng lượng tái tạo”. Sự kiện có sự tham gia của VietinBank Securities, VietinBank, Tập đoàn Hà Đô và doanh nghiệp FDI, định chế tài chính như BNP Paribas Asia, MUFG Bank.

Tại sự kiện, ông Nguyễn Nhật Cường, phó phòng nghiên cứu phân tích của VietinBank Securities đã trình bày về phân tích về qui hoạch điện VIII và dự báo cơ cấu nguồn phát điện tại Việt Nam trong 10 năm tới.

VietinBank Securities (CTS): Năng lượng tái tạo là thị trường tiềm năng không nên bỏ lỡ, nhất là điện mặt trời - Ảnh 1.

Nguồn: Báo cáo Phân tích của VietinBank Securities

Theo chuyên gia từ VietinBank Securities, Việt Nam có thể đối mặt với sự thiếu hụt gia tăng nhu cầu điện năng và tiêu thụ trong thập kỷ tới, điều này sẽ đẩy mạnh phát triển nhanh công suất nguồn phát.

Trước mắt, giai đoạn năm 2021 - 2025, Việt Nam đối mặt với nguy cơ thiếu điện. Cụ thể, với mức thiếu hụt điện năng dự báo khoảng 3,7 tỉ kWh năm 2021, gần 10 tỉ kWh năm 2022; mức thiếu hụt cao nhất vào năm 2023 khoảng 12 tỉ kWh và sau đó giảm dần xuống 7 tỉ kWh năm 2024 và 3,5 tỉ kWh năm 2025.

Nguyên nhân của việc thiếu hụt nguồn điện do các dự án lớn chậm tiến độ như dự án khí Lô B, Cá Voi Xanh đều chậm so với kế hoạch từ 9 tháng đến 1 năm, dẫn tới cung cấp khí cũng thiếu hụt khoảng 2 - 3 tỉ m3/năm đến năm 2023 – 2024 và tăng lên 10 tỉ m3 vào năm 2030. Dự án nhiệt điện Kiên Giang 1&2 không đáp ứng tiến độ, dự án Ô Môn III lùi tiến độ đến năm 2025. Các dự án nhiệt điện Thái Bình II, Long Phú 1, Sông Hậu 1 chậm tiến độ 2 năm.

Bên cạnh đó, nhu cầu than cho sản xuất điện chưa đáp ứng được yêu cầu cả khối lượng, chủng loại. Yếu tố khác cũng ảnh như đường dây 500 kV mạch 3 bị chậm tiến độ gần 1 năm.

Để giải quyết tình trạng thiếu điện, theo chuyên gia của VietinBank Securities, Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển lĩnh vực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định của đất nước, trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện ngày càng gia tăng.

VietinBank Securities kì vọng việc mở rộng quy hoạch điện của Việt Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo. Ước tính trong giai đoạn 2020 – 2030, tăng trưởng nguồn năng lượng mặt trời là 12,8% và điện gió là 34,2%. Khí tự nhiên vẫn là nguồn sản xuất điện quan trọng của Việt Nam, chiếm 18,8% tổng nguồn điện vào năm 2030, tăng trưởng đáng kể vào cuối giai đoạn dự báo (2045) khi có thêm nhiều kho, cảng LNG đi vào hoạt động.

Nói thêm, năng lượng tái tạo sẽ có tốc độ tăng trưởng bình quân gần 20% trong 10 năm tới, gấp hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân ngành điện khoảng 9%. Nguyên nhân chủ yếu là từ chuyển hướng chiến lược, giảm tỉ trọng nhiệt điện than và tăng sản xuất điện từ năng lượng tái tạo (chủ yếu là mặt trời và gió). Dự báo tới năm 2030, tỉ trọng công suất phát từ năng lượng tái tạo sẽ vượt qua điện than.

Cũng tại sự kiện, bộ phận phân tích của VietinBank Securities đã chia sẻ những đánh giá về tỉ suất đầu tư của các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Về qui mô, ông Nguyễn Nhật Cường ước tính giá trị thị trường năng lượng tái tạo khoảng 714 tỉ USD gồm điện mặt trời (280 tỉ USD), điện gió (434 tỉ USD).

Đây là sân chơi quy mô lớn với thời gian phát triển nhanh dài hơn 25 năm. Tỷ suất IRR cao hơn đối với điện mặt trời và thấp hơn với điện gió. IRR cao nhất điện áp mái dân dụng tới 36%. Năng lượng tái tạo là thị trường tiềm năng không nên bỏ lỡ của nhà đầu tư xây dựng, mua – bán và ngân hàng, các tổ chức tài chính tham gia tài trợ dự án, nhất là đối với điện mặt trời, chuyên gia VietinBank Securities nêu.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.