ASEAN đặt mục tiêu năm 2025 đạt tỉ lệ gia tăng năng lượng tái tạo 23%

Tại buổi Họp báo hôm 20/11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết tỉ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của khu vực ASEAN cũng ngày càng tăng cao, hướng tới đạt được mục tiêu tỉ lệ gia tăng năng lượng tái tạo là 23% trong năm 2025.

Tại buổi Họp báo Công bố Kết quả Hội nghị Bộ trưởng năng lượng ASEAN lần thứ 38 và các hội nghị liên quan, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết các Bộ trưởng Năng lượng ASEAN cam kết định hướng chuyển đổi năng lượng của ASEAN hướng tới một tương lai năng lượng bền vững, giữa những thách thức chưa từng có do đại dịch COVID-19 trên ngành năng lượng toàn cầu và tăng trưởng kinh tế tổng thể. 

ASEAN đặt mục tiêu tỉ lệ năng lượng tái tạo đạt 23% vào năm 2025 - Ảnh 1.

Họp báo Công bố Kết quả Hội nghị Bộ trưởng năng lượng ASEAN lần thứ 38 và các hội nghị liên quan. (Ảnh: Đức Quỳnh).

Trong bối cảnh này, các Bộ trưởng đã thông qua Giai đoạn II của Kế hoạch Hành động ASEAN về Hợp tác năng lượng giai đoạn 2021-2025 (APAEC giai đoạn II: 2021-2025) với chủ đề phụ mới là "Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và tăng cường năng lượng khả năng phục hồi thông qua đổi mới và hợp tác hơn nữa".

Ngoài ra, hợp tác năng lượng ASEAN sẽ tiếp tục theo đuổi 7 lĩnh vực chương trình APAEC về lưới điện ASEAN (APG), đường ống dẫn khí Trans ASEAN (TAGP), hiệu quả năng lượng và bảo tồn, năng lượng tái tạo, năng lượng khu vực & hoạch định chính sách, than đá và công nghệ than sạch và năng lượng hạt nhân dân sự.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết các Bộ trưởng hoan nghênh việc giảm 24,4% cường độ năng lượng ASEAN năm 2018 dựa trên mức độ năm 2015. 

Hiện tại các nước trong khu vực đã vượt qua mục tiêu giảm 20% đặt ra cho năm 2020 và do đó đồng ý với mục tiêu mới là giảm 32% cường độ năng lượng vào năm 2025 dựa trên mức năm 2005. 

Bên cạnh đó, các nước đã Kết nối đường ống dẫn khí đạt chiều dài 3631 km qua 6 quốc gia là Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Việt Nam, đồng thời hình thành 9 trung tâm khí hóa lỏng LNG với tổng công suất là 38,75 triệu tấn/năm. 

Ngoài ra, tăng thêm các dự án kết nối lưới điện giúp tăng công suất trao đổi điện năng lên 10.800 MW vào năm 2020 và sau 2020 tăng lên hơn 16.000MW.

Tỉ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của khu vực ASEAN cũng ngày càng tăng cao, hướng tới đạt được mục tiêu tỉ lệ gia tăng năng lượng tái tạo là 23% trong năm 2025.

Các nước thành viên tiếp tục xây dựng lộ trình phát triển năng lượng tái tạo và giảm cường độ năng lượng tại khu vực vào năm 2030 thông qua triển khai các chương trình, kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Các Bộ trưởng thông qua mục tiêu về tỉ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng khu vực ASEAN, làm cơ sở để thúc đẩy việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo của khu vực trong giai đoạn tới.

Đồng thời đưa ra được các sáng kiến về chính sách nhằm tăng cường tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện ASEAN, hướng tới tương lai ổn định về các nguồn năng lượng cho khu vực.

Các nước thành viên tiếp tục xây dựng lộ trình phát triển năng lượng tái tạo và giảm cường độ năng lượng tại khu vực vào năm 2030 thông qua triển khai các chương trình, kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.