Vinaconex lấn sân nhiều hơn sang mảng khu công nghiệp

Những động thái mới đây của Vinaconex cho thấy công ty đang dần lấn sân sang lĩnh vực khu công nghiệp.
Vinaconex: Sau cơn mưa trời lại sáng? - Ảnh 1.

Ảnh: Thu Thủy

Khoảng một tháng trở lại đây, giá cổ phiếu VCG diễn đã tăng giá gần 50%. Hiện cổ phiếu VCG đang giao dịch quanh vùng giá 36.000 – 37.000 đồng/cp. Đây là mức giá cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Đáng chú ý hơn, cổ phiếu của công ty con của Vinaconex là VCR của Vinaconex – ITC tăng 2,5 lần chỉ trong thời gian ngắn từ mức giá 10.000 đồng/cp lên vùng đỉnh 25.000 đồng/cp.

Sự tăng giá của hai cổ phiếu nêu trên không đi cùng với sự khởi sắc trong kết quả kinh doanh. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư đặt ra dấu hỏi, đâu là động lực đẩy cổ phiếu tăng giá, đặc biệt là sau khi VCG thông báo rút khỏi dự án Splendora.

Vinaconex lấn sân nhiều hơn sang mảng khu công nghiệp - Ảnh 2.

Diễn biến giá cổ phiếu VCG, VCR. Nguồn: VND


Trong hai cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 và năm 2020, những thảo luận của các nhóm cổ đông và HĐQT về Dự án Splendora làm nóng hội trường.

Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT của Vinaconex từng đánh giá ngay tại ĐHĐCĐ là "mỡ treo mèo nhịn đói", "cỡ 2 tỉ USD là bình thường" hay "một đống tiền nằm ở đấy".

Như chia sẻ từ Chủ tịch Vinaconex về Splendora rằng "muốn kết thúc câu chuyện trong năm 2020", mới đây Vinaconex thông báo hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ cổ phần góp vốn tại An Khánh JVC. Đây là công ty sở hữu dự án Splendora.

Vinaconex còn lại gì?

Theo dõi hoạt động của Vinaconex sau khi được nhóm An Quý Hưng thâu tóm, doanh nghiệp này đã liên tục chuyển nhượng cổ phần tại các công ty con, công ty liên kết như Vinaconex Power (Mã: VCP), Vinaconex 2 (VC2), Ống sợi Thủy tinh Vinaconex (Viglafico). Ngày 9/9 vừa qua, Vinaconex có quyết định về việc chuyển nhượng phần vốn góp tại Vinasanwa.

Sau thoái vốn hàng loạt công ty, Vinaconex còn lại gì? Ghi nhận trên báo cáo tài chính soát xét bán niên 2020 hợp nhất, tổng tài sản Vinaconex đạt 18.035 tỉ đồng, trong đó hàng tồn kho đạt 1.864 tỉ đồng. Nợ vay tài chính ngắn hạn và dài hạn lần lượt là 1.827 tỉ đồng và 2.294 tỉ đồng.

Vinaconex: Sau cơn mưa trời lại sáng? - Ảnh 3.

Nguồn: Thu Thủy tổng hợp từ BCTC hợp nhất của Vinaconex

Riêng công ty mẹ Vinaconex đang có gần 11.893 tỉ đồng tài sản, trong đó có 1.116 tỉ đồng tiền mặt và hơn 800 tỉ đồng tiền gửi và trái phiếu.

Hàng tồn kho của công ty mẹ tại thời điểm 30/6 là hơn 942 tỉ đồng, trong đó dự án tại Phú Yên là gần 679 tỉ đồng. Với báo cáo hợp nhất thì con số này lớn hơn cả, đạt khoảng 1.888 tỉ đồng, trong đó bất động sản kinh doanh tồn kho hơn 1.000 tỉ đồng.

Vinaconex: Sau cơn mưa trời lại sáng? - Ảnh 3.

Nguồn: BCTC bán niên hợp nhất của Vinaconex

Bên cạnh các dự án trên, Vinaconex đang sở hữu Dự án Khu đô thị du lịch Cái Giá, huyện Cát Hải (Cát Bà Amatina) thông qua công ty con là Vinaconex ICT. Dự án Cát Bà Amatina có qui mô 172 ha, tổng mức đầu tư 1 tỉ USD. Đây được xem là dự án trọng điểm của Vinacontex ITC, cũng như của Tổng công ty Vinaconex (công ty mẹ của Vinaconex ITC) từ hàng chục năm trước.

Đầu tháng 8 năm nay, Vinaconex dự kiến rót 2.000 tỉ đồng cho hai đơn vị thành viên gồm Vinaconex Xây dựng và Vinaconex Invest.

Vinaconex Invest đã được Hà Nội trao chứng nhận đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Sơn Đông với tổng mức đầu tư trên 1.211 tỉ đồng, diện tích 72,5 ha dự kiến triển khai và đưa vào hoạt động từ năm 2020 - 2022. Ngoài dự án nói trên, Vinaconex Invest cũng đang triển khai khảo sát lập, qui hoạch và đầu tư dự án KCN Thanh Liêm, Hà Nam với qui mô 450 ha.

Điều này cho thấy việc lấn sân nhiều hơn sang mảng khu công nghiệp của Vinaconex.

Loạt nhân sự cấp cao từ chức sau khi hai cổ đông lớn rút vốn

Mới đây, Vinaconex thông tin việc thành viên hai thành viên HĐQT gồm ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà đồng thời xin từ chức từ ngày 7/9. Cùng ngày này, thành viên Ban kiểm soát Nguyễn Xuân Đại cũng từ chức vì lí do cá nhân.

Theo đó, ông Hà hiện còn giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc, trong khi ông Trung và ông Đại hoàn toàn rời ban lãnh đạo của Vinaconex.

Đáng chú ý, động thái từ chức của các cá nhân trên diễn ra ngay sau khi hai cổ đông lớn của Vinaconex là Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest công bố đã thoái toàn bộ vốn góp tại công ty.

Theo đó, Cường Vũ đã bán ra 94,01 triệu cổ phiếu VCG, tương đương 21,28% vốn điều lệ Vinaconex trong hai ngày 13 – 14/8. Đồng thời, Star Invest cũng thoái 33,45 triệu cp VCG, tương ứng 7,57% vốn trong ngày 14/8.

Trước thời điểm Cường Vũ và Star Invest thoái vốn, Vinaconex công bố đã rút khỏi dự án Splendora, nơi được cho là trung tâm của cuộc xung đột giữa hai nhóm cổ đông lớn Cường Vũ – Star Invest với phía nhóm cổ đông An Quý Hưng diễn ra hồi năm ngoái.

Trong vụ việc HĐQT được bầu tại ĐHĐCĐ bất thường ngày 11/1/2019 của Vinaconex bị Tòa án quận Đống Đa buộc dừng hoạt động hồi tháng 4/2019 xuất phát từ đơn yêu cầu của phía cổ đông lớn Cường Vũ và Star Invest, cùng ông Thân Thế Hà và ông Nguyễn Quang Trung lúc đó là thành viên HĐQT.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.