Vợ chồng tật nguyền mơ về cuộc sống bên hàng sửa xe đạp cũ

Đến phường Thủy Biều (TP. Huế, Thừa Thiên Huế), ai cũng quen thuộc khi thấy người đàn ông đi lại bằng hai tay, hai chân và người phụ nữ có nụ cười hiền lành bên khóe miệng bị méo sang một bên.

Đó là anh Đặng Đức Thịnh (sinh năm 1965, tổ 8, phường Thủy Biều) và chị Nguyễn Thị Hương (vợ anh Thịnh, sinh năm 1976).

Anh Thịnh kể: “Lúc tôi được 2 tuổi thì bị bệnh sởi. Mẹ tôi bồng tôi đi trạm xá chích thuốc nhưng để lại di chứng là cơ chân bị teo lại. Thời gian đầu khi bò bằng hai tay rất mệt nhưng do chịu đựng lâu ngày rồi nên cũng quen”.

Tưởng chừng việc cơ chân teo đã là bất hạnh đối với anh Thịnh thì năm anh được 3 tuổi, cha mẹ anh lần lượt mất sớm. Anh trở thành đứa trẻ tật nguyền mồ côi, tuổi thơ của anh chỉ quanh quẩn trong ngôi nhà của bà nội, thiếu đi tình thương yêu của hai đấng sinh thành. Đến năm 1983, bà nội anh mất nên anh sống cùng anh chị của mình.

vo chong tat nguyen mo ve cuoc song ben hang sua xe dap cu
Anh Thịnh và chị Hương trong ngôi nhà của mình. Ảnh: Khải Tuấn

Thân thể tật nguyền chẳng làm được việc gì nặng nề, anh Thịnh tự học nghề sửa xe đạp. Thu nhập từ công việc này chẳng nhiều lắm, chỉ có vài chục ngàn đủ để anh lo cho bữa cơm hằng ngày, có hôm chẳng có đồng nào.

Chị Nguyễn Thị Hương (quê ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) cũng hoàn cảnh bất hạnh như anh Thịnh. Khi mới 3 tuổi, chị bị bệnh thần kinh nên dẫn đến méo miệng một bên, chị ít nói chuyện, lúc tỉnh lúc mê.

“Cuộc sống của tôi chỉ quanh quẩn quanh nhà, với những con gà nuôi được, những bó rau nhà trồng mang ra chợ bán kiếm miếng cá cho gia đình, chăm sóc cho đứa con đang học lớp 3…”, chị Hương tỉnh táo nói.

“Mười mấy năm trước, tôi vá xe đạp ở đường Lê Lợi, còn Hương phụ bán cà phê, bán xăng lẻ ở gần đó. Những lúc rảnh rỗi, chúng tôi gặp nhau, trò chuyện và đồng cảm cho nhau. Nhờ bà chị dâu hiện tại mai mối, giới thiệu nên tôi mạnh dạn tiến tới và ra nhà vợ hỏi vợ. Tại đây, tôi nói thật về hoàn cảnh và tình cảnh của mình, xin được lấy Hương làm vợ và được bố vợ đồng ý”, anh Thịnh cầm tay chị Hương kể về cơ duyên hai người gặp nhau.

Anh Thịnh cho biết thêm, hôn lễ của hai anh chị được tiến hành một cách giản đơn như một "thủ tục của cuộc đời".

vo chong tat nguyen mo ve cuoc song ben hang sua xe dap cu
Anh Thịnh đi lại bằng hai tay, hai chân. Ảnh: Khải Tuấn

Đám cưới chỉ có hai mâm cơm nhỏ, có những miếng cau trầu rồi về chung một nhà. Ngôi nhà nhỏ đơn sơ của hai người được xây dựng trên mảnh đất của nhà thờ họ cho ở tạm.

Năm 2009, hai vợ chồng anh Thịnh sinh được bé trai đặt tên là Đặng Đức Hải. May mắn bé Hải chào đời khỏe mạnh, không bị tật nguyền.

Theo anh Thịnh, công việc hiện tại của anh gắn với việc sửa xe đạp, thỉnh thoảng người bạn có kêu lắp lồng chim thuê. Tuy nhiên, công việc rất bấp bênh do lấy hàng theo từng đợt nên những khi có hàng nhiều anh Thịnh mới có công việc làm thêm thu nhập.

Hơn 4 năm trước, cảm thương hoàn cảnh của anh, một người hảo tâm ở Sài Gòn đã tặng chiếc xe máy dành cho người khuyết tật để anh thuận tiện trong di chuyển, kiếm sống mưu sinh.

"Bốn năm trước, tôi bị u xơ tiền liệt tuyến phải điều trị ở bệnh viện Trung ương Huế cả mấy tháng ròng.

Nếu không có bảo hiểm hộ nghèo thì lúc ấy chắc tôi đã khổ hơn rồi, nhờ có bảo hiểm hộ nghèo nên viện phí giảm bớt, còn bà con hàng xóm cho thêm tiền để lo ăn uống”, anh Thịnh chia sẻ.

vo chong tat nguyen mo ve cuoc song ben hang sua xe dap cu
Ngôi nhà anh Thịnh cùng vợ và con chung sống vỏn vẹn 24m2. Ảnh: Khải Tuấn

Khi chúng tôi hỏi ước muốn của mình, anh Thịnh bày tỏ: "Bây giờ chỉ biết cố gắng làm lụng để lo cho đứa con ăn học thành người, ai cho chi thì mừng thôi, nhất là những khi đau ốm, bà con hàng xóm chung tay cho tiền bạc, thức ăn...”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Lũy (57 tuổi, Tổ trưởng tổ 8, phường Thủy Biều) cho biết, hoàn cảnh của hai vợ chồng chú Thịnh rất đáng thương, tội nghiệp.

“Gia đình chú Thịnh thuộc diện hộ nghèo hơn mười mấy năm nay rồi. Dù chân chú Thịnh bị què như vậy nhưng rất siêng năng làm lụng, sửa xe đạp, làm lồng chim, còn bà Hương thì thỉnh thoảng bán rau lặt vặt phụ chồng.

Chính quyền phường và tổ luôn quan tâm, giúp đỡ bằng việc khi nào có quà đều dành cho gia đình chú ấy”, ông Lũy cho biết thêm.

vo chong tat nguyen mo ve cuoc song ben hang sua xe dap cu Cuộc đời sóng gió của cụ già cụt chân chèo đò thuê ở phố cổ Hội An

Ông Trần Mày (hay gọi là Trần Thuẩn, 87 tuổi, ngụ phường Minh An, TP Hội An, Quảng Nam) bị cụt chân do tai nạn ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.