Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu chậm lại, FDI 4 tháng đầu năm đạt hơn 12 tỷ USD

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 4 tháng đầu năm đạt 12,25 tỷ USD, bằng 99,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/4/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 12,25 tỷ USD, bằng 99,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong số liệu báo cáo trước đó, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết quý I, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020.

FDI 3 tháng đầu năm, tăng cao là bởi trong tháng 3, có Dự án Điện khí Long An với vốn đăng ký tới 3,1 tỷ USD. Trong khi đó, tháng 4 không có dự án quy mô lớn được đăng ký đầu tư.

Trong tổng số hơn 12 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 4 tháng đầu năm, có 451 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 54,2% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt gần 8,5 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Về vốn điều chỉnh, có 263 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 21,5% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 2,7 tỷ USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ. 

Đặc biệt, vốn đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần tiếp tục giảm mạnh, đạt trên 1 tỷ USD, giảm 57,8% so với cùng kỳ.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, trong 4 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 5,2 tỷ USD, chiếm 42,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tiếp theo, là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, với tổng vốn đầu tư gần 5,1 tỷ USD, chiếm 41,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sau đó, lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ, với tổng vốn đăng ký đạt 778 triệu USD và 464 triệu USD. 

Theo đối tác đầu tư, thì đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,8 tỷ USD, chiếm gần 39,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,5 tỷ USD, chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư.

Đứng vị trí thứ 3 là Hàn Quốc, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,5 tỷ USD, chiếm 12,1% tổng vốn đầu tư. 

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Trong đó, tỉnh Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,3 tỷ USD, chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP Cần Thơ đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký trên 1,3 tỷ USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư. TP HCM đứng thứ ba với 1,1 tỷ USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư.

Tag:
chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.