Thủ tướng: 30 năm qua doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình

Sáng 4/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam với chủ đề “Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới”.
 

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết tháng 9/2018, Việt Nam có 26.646 dự án FDI có hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 334 tỉ USD vào 19 trong số 21 ngành nghề kinh tế của Việt Nam.

Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỉ trọng lớn nhất (57,1%) trong tổng vốn đầu tư nước ngoài. Hiện có 129 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đầu tư gần 117 tỉ USD.

Thủ tướng khẳng định, tổng kết 30 năm qua cho thấy, việc mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một chủ trương đúng đắn, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội quan trọng của đất nước.

thu tuong 30 nam qua doanh nghiep fdi su dung cong nghe trung binh
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trước những thành tựu to lớn của đầu tư nước ngoài, Thủ tướng cho rằng, cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế tồn tại, cả những thua thiệt trong thu hút FDI.

Theo Thủ tướng, sau 30 năm thu hút FDI, các doanh nghiệp FDI chủ yếu sử dụng công nghệ ở mức trung bình, hoặc trung bình tiên tiến so với khu vực và trên thế giới. Khu vực FDI không có nhiều công nghệ cao, công nghệ nguồn, tỉ lệ đầu tư cho phát tiển còn thấp.

“Việc liên kết khu vực FDI và trong nước, việc chuyển giao công nghệ chưa như kỳ vọng, chủ yếu ở mức gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao. Nhiều dự án FDI tiêu tốn năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, báo lỗ, chuyển giá, đầu tư chui, không đảm bảo quyền lợi xứng đáng cho người lao động, trình độ quản lý còn yếu kém”, Thủ tướng nêu.

Thủ tướng cũng cho rằng quản lý nhà nước về FDI còn thiếu chặt chẽ, thiếu tư duy quản lý để thu hút các nhà đầu tư toàn cầu, các nhà đầu tư công nghệ cao,hiếu sự nhất quán ở các cấp, các địa phương.

“Doanh nghiệp FDI mang vốn, công nghệ vào Việt Nam là điều rất quý và đặt câu hỏi liệu nước ta có tranh thủ được nguồn lực này để nâng cao quốc lực. Theo đó, cần có giải pháp tổng thể, quyết tâm cao trong thời gian tới”, Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, hợp tác đầu tư nước ngoài là hợp tác cả về quản lý, kết nối, đầu tư mua lại, sáp nhập lẫn nhau, đặc biệt hợp tác bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động, bảo đảm các lợi ích xã hội. Hợp tác đầu tư nước ngoài mang tính chủ động, có sự bình đẳng, lựa chọn, không phải nhà đầu tư nước ngoài mang gì vào ta chấp nhận nấy và điều quan trọng là có lựa chọn, dần thoát khỏi gia công, lắp ráp đơn thuần, nâng tầm trình độ sản xuất, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế quốc gia.

thu tuong 30 nam qua doanh nghiep fdi su dung cong nghe trung binh Doanh nghiệp FDI lên sàn và vấn đề ngăn chuyển giá

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng thu hút các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, vấn đề xử ...

thu tuong 30 nam qua doanh nghiep fdi su dung cong nghe trung binh Lao động nữ trên 35 tuổi bị nhiều doanh nghiệp FDI sa thải

Cử tri phản ánh tình trạng nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sa thải lao động trên 35 tuổi đặc biệt ...

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.