Vụ 'hiệp sĩ' ở TP HCM tử vong: Trấn áp tội phạm chưa đáp ứng mong đợi của dân

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế nhắc lại vụ "hiệp sĩ" ở TP HCM tử vong và đề nghị Chính phủ làm rõ về công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, trấn áp tội phạm.
 
vu hiep si o tp hcm tu vong tran ap toi pham chua dap ung mong doi cua dan
Nghi can Tài và Phú đã bị bắt trước đó. (Ảnh tư liệu: Xuyến Chi)

Trấn áp tội phạm chưa đáp ứng mong đợi của dân

Mới đây, tại báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2018, Ủy ban Kinh tế (Quốc hội) đã đề nghị Chính phủ làm rõ thêm một số vấn đề nóng.

Đơn cử là việc tình trạng "giấy phép con, cháu" còn khá nhiều, môi trường kinh doanh có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn rào cản, chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

Ví dụ, Trung tâm thông tin và dự báo KTXH quốc gia (Bộ KH&ĐT) thông tin hiện có 5.917 điều kiện kinh doanh của các bộ tại các cửa khẩu với khoảng 100.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành.

"Tỷ lệ hàng hóa làm thủ tục kiểm tra 2-3 lần chiếm 58%, trong đó 54% là kiểm tra 2 lần, còn lại 3 lần.

Trung bình mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỷ đồng để làm các thủ tục này", Trung tâm thông tin và dự báo KTXH cho biết.

Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị đề nghị Chính phủ làm rõ về tình hình bảo đảm an toàn về phòng chống cháy nổ còn nhiều hạn chế. Nhiều vụ cháy nổ xảy ra với thiệt hại lớn và để lại hậu quả nghiêm trọng.

Cụ thể, trong quý I, trên địa bàn cả nước xảy ra 1.085 vụ cháy, nổ, làm 33 người chết và 66 người bị thương. Thiệt hại ước tính theo báo cáo sơ bộ là 413,2 tỷ đồng. Đặc biệt vụ cháy chung cư Carina Plaza ở quận 8, TP HCM làm 13 người chết và hàng chục người bị thương.

Cũng theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế, công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, gặp nhiều khó khăn, việc trấn áp tội phạm ở một số đô thị lớn chưa đáp ứng mong đợi của người dân, một số vụ việc có dấu hiệu lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc.

Cụ thể là việc 3 "hiệp sĩ" ở TP HCM tử vong và việc gần đây xuất hiện "Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ"… lôi kéo học sinh, sinh viên một số tỉnh, thành phố tham gia gây ảnh hưởng không nhỏ đến các gia đình.

vu hiep si o tp hcm tu vong tran ap toi pham chua dap ung mong doi cua dan
(Ảnh tư liệu: Di Linh)

Giải quyết triệt để vấn đề tồn tại với BOT giao thông

Tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ quan tâm thêm một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể khác.

Cụ thể, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo triển khai các công trình quan trọng quốc gia như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường cao tốc tuyến Bắc - Nam phía Đông.

Các nội dung trên cần có đánh giá rõ các nội dung này trong báo cáo của Chính phủ về kinh tế-xã hội tại kỳ họp thứ 6 cuối năm 2018.

Chính phủ cũng cần sớm báo cáo Quốc hội về việc triển khai dự án Metro và đường sắt trên cao tại Hà Nội và TP HCM.

Nhanh chóng triển khai các biện pháp để giải quyết triệt để những vấn đề tồn tại đối với BOT giao thông theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với vấn đề quản lý đất đai đang "nóng" thời gian qua ở các TP lớn, các đặc khu kinh tế, Ủy ban Kinh tế đề nghị chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm.

Và có giải pháp để thị trường bất động sản vận hành ổn định, minh bạch, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, kiểm soát chặt chẽ việc phê duyệt dự án phát triển nhà ở, căn hộ khách sạn, căn hộ văn phòng… và sớm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật điều chỉnh đối với các loại hình này.

"Không để có khoảng trống trong quản lý nhà nước, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để phát huy hiệu quả các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt sau khi được Quốc hội thông qua", Ủy ban Kinh tế yêu cầu.

Quyết liệt đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy

Tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ triển khai quyết liệt việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị và các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, có phương án về chính sách xã hội, tránh ảnh hưởng lớn đến đời sống người lao động.

Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tư pháp, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cắt giảm các thủ tục hành chính một cách thực chất, minh bạch thủ tục hành chính và xử lý các sai phạm.

Vấn đề chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm trong quản lý nhà nước về đất đai ở các thành phố lớn, các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, trong quản lý và sử dụng đất công, công tác quản lý quy hoạch đô thị ở các thành phố cũng được Ủy ban Kinh tế đề nghị.

Bên cạnh đó, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị có biện pháp quyết liệt để chủ động bảo đảm an toàn cháy, nổ trong các văn phòng, khu dân cư, nhà cao tầng và xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp sai phạm.

"Quan tâm, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để tiếp cận, thích ứng với những cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhất là đổi mới về tư duy trong quản lý và hoạch định chính sách giáo dục, có chiến lược xây dựng nguồn nhân lực đạt trình độ chuyên môn cao, thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, thay đổi cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động giúp tăng năng suất lao động", Ủy ban Kinh tế đề nghị.

vu hiep si o tp hcm tu vong tran ap toi pham chua dap ung mong doi cua dan BOT Thái Nguyên - Chợ Mới lo phá sản: Chờ Bộ GTVT không được, CIENCO4 'cầu cứu' Quốc hội

Một tháng sau khi thu giá thử ở dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới nhưng Bộ GTVT chưa có ý kiến, CIENCO4 "cầu ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.