2019 - kinh tế Việt Nam có lắm thách thức cũng nhiều cơ hội

2018 - năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của kinh tế Việt Nam như kí kết hiệp định CPTPP, ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và sự "lên ngôi" của doanh nghiệp tư nhân với loạt sản phẩm mới ra mắt của VinFast. Trong năm 2019 Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội.

2018 - năm có nhiều sự kiện kinh tế đáng chú ý

Theo nhận định của ông Phạm Hồng Hải - Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, bức tranh kinh tế thế giới năm 2018 thay đổi rất nhanh khi hầu hết các khu vực đều cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ vào đầu năm và mọi người bắt đầu nói về sự kiện các đầu tàu kinh tế của thế giới (châu Á, châu Âu và Mỹ) cùng khởi sắc lần đầu tiên sau mười năm khủng hoảng tài chính thế giới.

Tuy nhiên, ngay sau đó thị trường gặp rất nhiều biến động khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung phát sinh vào đầu tháng 4/2018 khi Mỹ tuyên bố áp dụng 25% thuế suất với giá trị khoảng 50 tỉ USD hàng xuất khẩu của Trung Quốc và Trung Quốc ngay sau đó đáp trả với thuế suất 25% cũng cho 50 tỉ USD hàng xuất khẩu của Mỹ. Căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang và vẫn chưa thấy một giải pháp khả thi nào cho vấn đề này.

Ngoài ra, Fed vẫn duy trì đà tăng lãi suất với bốn lần tăng lãi suất trong năm 2018 và nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc độ tăng trưởng. Các sự kiện này dẫn đến sự chao đảo của thị trường chứng khoán thế giới và một số đồng tiền của thị trường mới nổi đã mất giá mạnh so với USD.

Trong năm 2018, Việt Nam được đánh giá là có một năm hoạt động tốt hơn các nước trong khu vực. Đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng phát triển mạnh mẽ, dẫn dầu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Ngành dịch vụ tiếp tục phát triển rất tốt.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã được đem ra mổ xẻ rất nhiều, việc đối đầu giữa Mỹ - Trung đem lại cho nước ta nhiều cơ hội phát triển khi các doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng đầu tư sang các thị trường ngoài Trung Quốc để tránh ảnh hưởng, nhất là các doanh nghiệp về sản xuất.

2019 kinh te viet nam co lam thach thuc cung nhieu co hoi
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đem đến nhiều cơ hội phát tiển cho Việt Nam. (Ảnh minh họa).

Trong tháng 10/2018, đơn hàng xuất khẩu mới và việc làm tăng hơn hẳn những tháng trước đó và theo công ty Markit, lượng đơn hàng xuất khẩu mới gia tăng với tốc độ cao nhất trong vòng ba tháng khi các công ty hưởng lợi từ việc mở rộng sang thị trường mới và lượng khách hàng cao hơn.

Ngoài ra, hiệp định CPTPP sẽ bắt đầu có hiệu lực từ cuối năm 2018 cộng với hiệp định thương mại EU – Việt Nam được kì vọng sẽ sớm được phê chuẩn vào đầu 2019 sẽ tạo động lực rất lớn cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Có thể nói 2018 là một năm tiền đề quan trọng, đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên cũng không thể không kể đến những thách thức mà chúng ta sẽ phải đối mặt.

2019 - lắm thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội

2019 kinh te viet nam co lam thach thuc cung nhieu co hoi
Việt Nam sẽ có nhiều thách thức và cơ hội trong năm 2019.

Mặc dù năm nay sẽ có nhiều cơ hội nhưng những thách thức phía trước không phải là nhỏ. Trước mắt là trong trường hợp căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư và giảm tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu, Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động lớn do độ mở của nền kinh tế rất lớn với thế giới. Ngoài ra, nếu kinh tế Trung Quốc giảm tốc đột ngột cũng sẽ gây tác động lớn đến kinh tế Việt Nam và khu vực.

Tiếp đó là cơ cấu dân số của nước ta mặc dù đang có cơ cấu vàng nhưng the thống kê đang ngày càng già đi trong những năm gần đây. tỉ trọng dân số lớn tuổi trong tổng dân số đang gia tăng đều trong vòng ba thập kỉ vừa qua (năm 1990 là 5,7% và cho tới 2017 là 7,1%) trong khi tỉ lệ sinh (trong 1.000 người) đã giảm (năm 1990 là 29,5 và 2017 là 15,5). Dự báo trong dài hạn cho thấy dân số của Việt Nam, vốn đã tăng từ 60 triệu năm 1986 lên 95 triệu năm 2017, sẽ có khả năng đạt đỉnh 120 triệu trước khi giảm vào năm 2050 (báo cáo của World Bank ra ngày 5/10/2018). Cũng theo dự báo của UN và HSBC, Việt Nam sẽ có tỉ lệ dân số trên 65 tuổi nhiều hơn nhiều nước trong khu vực và thậm chí còn cao hơn cả Mỹ. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội và hưu trí của Việt Nam trong tương lai.

Năng suất lao động của Việt Nam thuộc vào hàng thấp tại châu Á, theo thống kê của Tổng cục thống kê, mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Tính theo PPP 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7,0% mức năng suất của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia và bằng 56,7% năng suất lao động của Philippines.

Cũng theo ông Hải, TThách thức thứ ba là cơ sở hạ tầng bao gồm hạ tầng cứng như đường xá, cầu, cảng, sân bay và hạ tầng mềm như quy định pháp luật, hệ thống tài chính v.v... Với tốc độ phát triển nhanh của Việt Nam hiện nay, nếu chúng ta không xây dựng được hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, chúng ta sẽ gặp phải thách thức về các điểm nghẽn tăng trưởng như hệ thống giao thông tắc nghẽn, quy định pháp luật chằng chịt và được diễn giải theo nhiều cách khác nhau sẽ hạn chế hiệu quả của nền kinh tế.

Trong năm 2019, Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của châu Á nhưng sẽ phải đổi mặt với những sóng gió từ sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc, châu Âu và Mỹ, ba trong số các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, do bảo hộ thương mại khiến bất ổn tăng trưởng toàn cầu gia tăng.

Một số những rủi ro nội tại được kiềm chế tốt so với những năm trước. tỉ lệ nợ công trong GDP giảm xuống và chúng ta kì vọng những cải thiện nhẹ trong năm 2019. Tăng trưởng tín dụng đã chậm lại mặc dù tỉ lệ an toàn vốn của các ngân hàng vẫn là một yếu tố đáng quan ngại. Thêm vào đó, rủi ro về lạm phát thấp do giá dầu giảm nhanh và chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN trong nửa sau năm 2018. Với triển vọng lạm phát được thu hẹp hơn, chúng tôi kì vọng NHNN sẽ giữ lãi suất chính sách, cho phép họ tập trung hơn vào tăng trưởng năm 2019 trong bối cảnh những rủi ro bên ngoài đang đe dọa gia tăng, ông Hải nhận định.

2019 kinh te viet nam co lam thach thuc cung nhieu co hoi Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2018 qua các con số

Kể từ 2008, tăng trưởng GDP của Việt Nam đã lần đầu vượt 7%. Trong khi đó lạm phát chỉ ở mức 3,54%, thấp hơn ...

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.