Một buổi sinh hoạt nhằm ôn lại lịch sử vẻ vang của ngày 30/4 thường có phần long trọng hơn so với các buổi sinh hoạt với mục đích khác. Do vậy, bạn cần nắm rõ tinh thần của buổi lễ để lên kế hoạch tổ chức cho phù hợp. Dưới đây là kịch bản chương trình 30 4 mà bạn có thể tham khảo:
I. Mục đích và ý nghĩa của buổi sinh hoạt
- Chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2022)
- Tạo cơ hội để các cựu chiến binh được hội ngộ, gặp mặt đồng đội và giao lưu với các bạn trẻ
- Tạo điều kiện cho các đoàn viên, thanh niên được gặp gỡ, chia sẻ những hiểu biết về lịch sử dân tộc
II. Thành phần tham dự
- Đại diện lãnh đạo địa phương, các đơn vị liên quan
- Đoàn viên, thanh niên, học sinh
III. Hình thức và thời gian tổ chức
- Tổ chức trực tiếp tại hội trường, kết hợp online qua ứng dụng Google Meet
- Thời gian từ 7h30 đến 9h30 ngày thứ Sáu (29/4/2022) (tổng thời gian là 2 tiếng)
IV. Nội dung của buổi sinh hoạt
STT |
Thời gian |
Nội dung chi tiết |
Phụ trách |
1 |
7h15 - 7h30 |
- Tại hội trường: Đón chào đại biểu, khách mời, đoàn viên, thanh niên - Online: Hướng dẫn đổi phông nền chào mừng 30/4 |
BTC |
2 |
7h30 - 7h40 |
- Thực hiện nghi thức chào cờ: Đề nghị các thành viên có mặt tại buổi lễ nghiêm túc trong quá trình phát bài Quốc ca - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu |
Ban IT + MC |
3 |
7h40 - 7h50 |
Đọc diễn văn kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam 30/4 |
Trưởng đơn vị |
4 |
7h50 - 8h05 |
Văn nghệ chào mừng |
Ban Văn thể |
5 |
8h05 - 8h20 |
- Ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc - Ý nghĩa của ngày 30/4 đối với cuộc sống ngày nay |
Phó đơn vị |
6 |
8h20 - 8h30 |
Tiết mục hát, múa ca ngợi lịch sử dân tộc |
Ban Văn thể |
7 |
8h30 - 9h10 |
Giao lưu với các cựu chiến binh |
MC, BTC |
8 |
9h10 - 9h25 |
Chương trình văn nghệ tổng hợp: Gồm các tiết mục như ngâm thơ, hát, múa,... |
Ban Văn thể |
9 |
9h25 - 9h30 |
Phát biểu kết thúc buổi sinh hoạt |
MC |
Kỷ niệm Giải phóng miền Nam hàng năm cũng là dịp nhiều trường học, đơn vị đoàn thanh niên tổ chức các chương trình văn nghệ chào mừng như một cách ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc. Cùng tham khảo mẫu kịch bản văn nghệ 30/4 sau đây:
I. Mục đích và ý nghĩa của chương trình
- Hưởng ứng không khí chào mừng ngày Giải phóng miền Nam trên cả nước
- Giúp học sinh, đoàn viên, thanh niên có dịp ôn lại lịch sử dân tộc qua những tiết mục đặc sắc
II. Thành phần tham dự
- Đại diện lãnh đạo địa phương, các đơn vị liên quan
- Đoàn viên, thanh niên, học sinh, giáo viên
III. Hình thức và thời gian tổ chức
- Tổ chức trực tiếp tại hội trường lớn có sân khấu và phát sóng trực tuyến trên các kênh fanpage
- Thời gian từ 18h đến 20h30 ngày thứ Sáu (29/4/2022) (tổng thời gian là 2,5 tiếng)
IV. Nội dung của chương trình
STT |
Thời gian |
Nội dung chi tiết |
Phụ trách |
1 |
18h - 18h15 |
- Đón chào đại biểu, khách mời, khán giả - Ổn định chỗ ngồi, phát số may mắn |
BTC |
2 |
18h15 - 18h20 |
- Nêu lý do tổ chức và giới thiệu thành phần tham dự - Phát biểu bắt đầu chương trình |
MC và trưởng BTC |
3 |
18h20 - 18h30 |
Tiết mục Dân vũ “Việt Nam ơi” |
Ban IT, Ban Văn thể |
4 |
18h30 - 18h40 |
Tiết mục hát múa “Tiến về Sài Gòn” |
|
5 |
18h40 - 18h50 |
Tiết mục hát đơn ca “Đất nước trọn niềm vui” |
|
6 |
18h50 - 19h |
Tiết mục hát tốp ca “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” |
|
7 |
19h - 19h10 |
Tiết mục hát múa “Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh” |
|
8 |
19h10 - 19h30 |
- Chương trình bốc thăm may mắn dựa theo số mà mỗi người tham dự nhận được - Phần quà: áo cờ đỏ sao vàng, bình nước có in hình xe tăng lịch sử, nón kỷ niệm 47 năm,... |
|
9 |
19h30 - 19h40 |
Tiết mục hát múa “Âm vang 30 tháng 4” |
|
10 |
19h40 - 19h50 |
Tiết mục hát đơn ca “Thành phố tình yêu và nỗi nhớ” |
|
11 |
19h50 - 20h10 |
Tiết mục trình diễn trang phục truyền thống của 54 dân tộc anh em |
|
12 |
20h10 - 20h20 |
Tiết mục tốp ca “Cuộc đời vẫn đẹp sao” |
|
13 |
20h25 - 20h30 |
Kết thúc chương trình |
MC |
Nếu đang cần chuẩn bị kịch bản cho hội thi hái hoa dân chủ vào dịp 30/4 tới thì bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây:
I. Mục đích và ý nghĩa của hội thi
- Giúp học sinh, đoàn viên, thanh niên ôn lại các cột mốc lịch sử, thông tin về các anh hùng dân tộc qua những câu hỏi mang tính kiến thức
- Nâng cao tinh thần yêu nước, khơi gợi sự hứng thú khi học môn lịch sử trong phạm vi nhà trường cũng như qua các cuộc thi do đoàn, hội phát động
II. Thành phần tham dự
- Đại diện lãnh đạo đơn vị, cơ quan, trường học
- Đoàn viên, thanh niên, học sinh, giáo viên
III. Hình thức và thời gian tổ chức
- Tổ chức tại lớp học, phòng họp, hội trường (tùy theo quy mô của chương trình)
- Thời gian từ 7h30 đến 9h15 ngày thứ Sáu (29/4/2022) (tổng thời gian là 1,15 tiếng).
IV. Nội dung của hội thi
STT |
Thời gian |
Nội dung chi tiết |
Phụ trách |
1 |
7h30 - 7h40 |
- Đón chào người tham dự - Ổn định chỗ ngồi |
BTC |
2 |
7h40 - 7h50 |
- Nêu lý do tổ chức và giới thiệu thành phần tham dự - Phát biểu bắt đầu hội thi |
MC và trưởng BTC |
3 |
7h50 - 8h20 |
- Phân thành các đội để thi đấu - Đưa ra câu hỏi và trả lời đợt 1 (gồm 10 câu hỏi) Một số câu gợi ý: 1. Kết quả nào dưới đây thuộc kết quả của chiến dịch Tây Nguyên? 2. Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là gì? 3. Tính từ lúc quân ta giải phóng Quảng Trị đến lúc giải phóng Đà Nẵng là bao nhiêu ngày? 4. Sau khi thất thủ ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, địch phải lui về phòng thủ ở đâu? 5. Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành quyết tâm giải phóng miền Nam…”. Đó là nghị quyết nào của Đảng ta? 6. Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong? 7. Xuân Lộc một căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông, đã bị quân ta phá vỡ vào thời gian nào? 8. Từ lúc quân ta được lệnh nổ súng mở đầu cho chiến dịch Hồ Chí Minh đến khi giải phóng Sài Gòn - Gia Định là bao nhiêu ngày? 9. Lúc 10h30 phút ngày 30/4/1975, diễn ra sự kiện cơ bản nào ở Sài Gòn? 10. Bạn hãy cho biết tên của một chiến dịch đã mở màn cho đại thắng mùa Xuân 1975? *Số lượng câu hỏi có thể được điều chỉnh tùy vào thời lượng của chương trình |
MC, BTC |
4 |
8h20 - 8h30 |
Tiết mục hát múa “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” |
Ban Văn thể |
5 |
8h30 - 8h55 |
Đưa ra câu hỏi và trả lời đợt 2 (gồm 10 câu hỏi) Một số câu gợi ý: 1. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện tại đâu? 2. Trận đánh và cũng là chiến thắng đầu tiên của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là trận nào? 3. Bác Hồ viết tuyên ngôn độc lập tại đâu? 4. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra và thắng lợi trọn vẹn trong bao nhiêu ngày? 5. “Lấy thân mình lấp lỗ châu mai” là hành động của ai? 6. Bạn hãy cho biết chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được Đảng ta chia ra bằng mấy mũi tiến công? 7. Chiến dịch giải phóng thành phố Sài Gòn - Gia Định mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh được quyết định vào thời điểm nào? 8. Bạn hãy cho biết tỉnh Phước Long được giải phóng vào thời gian nào? 9. Bạn hãy cho biết chiếc xe tăng dẫn đầu đánh chiếm Dinh Độc lập mang số bao nhiêu? 10. Bạn hãy cho biết tên của người chiến sĩ cắm lá cờ đầu tiên trên nóc Dinh Độc lập? *Số lượng câu hỏi có thể được điều chỉnh tùy vào thời lượng của chương trình |
MC, BTC |
6 |
8h55 - 9h05 |
Tiết mục tốp ca “Nam Bộ kháng chiến” |
Ban Văn thể |
7 |
9h05 - 9h10 |
Công bố và trao các giải của hội thi |
MC và BTC |
8 |
9h10 - 9h15 |
Kết thúc chương trình |
MC |
Trên đây là 3 mẫu kịch bản chương trình 30/4 ứng với từng mục đích cụ thể để bạn có thể tham khảo và điều chỉnh sao cho phù hợp với kế hoạch của cơ quan, đơn vị của mình.