4 dự án nhà ở xã hội thu hút đầu tư tại Hà Nam năm 2022

4 dự án nhà ở xã hội thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2022 tại thị xã Duy Tiên và TP Phủ Lý.

UBND tỉnh Hà Nam vừa công bố danh mục các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2022.

Trong đó có 138 dự án; gồm 16 dự án thu hút đầu tư vào lĩnh vực xã hội hoá; 85 dự án thương mại dịch vụ, đô thị; 12 dự án sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp; 25 dự án trong lĩnh vực hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, nhà ở xã hội, chợ,...

Cụ thể hai các dự án nhà ở xã hội đã giải phóng mặt bằng là Khu nhà ở xã hội thuộc Quy hoạch tổng mặt bằng Khu thiết chế công đoàn tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, thị xã Duy Tiên quy mô 2,19 ha với tổng mức đầu tư 665 tỷ đồng.Về quy mô nhà chung cư - nhà ở xã hội (để bán, cho thuê, thuê mua), chủ đầu tư sẽ xây dựng 4 tòa nhà tại các lô đất nhà ở xã hội; nhà ở thương mại (để bán).

Khu nhà ở xã hội tại phường Thanh Tuyền, TP Phủ Lý diện tích 4,2 ha.Tổng mức đầu tư theo suất vốn đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành hoặc công trình có tính chất tương tự.

Hai dự án nhà ở xã hội chưa giải phóng mặt bằng là Khu nhà ở xã hội thuộc Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở Kosy Hà Nam thuộc phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên diện tích 1,75 ha; tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng.

Khu nhà ở xã hội tại phường Bạch Thượng, thị xã Duy Tiên quy mô 1,69 ha; tổng mức vốn dự kiếntheo suất vốn đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành hoặc công trình có tính chất tương tự.

Ngoài ra, trong danh sách  85 dự án thương mại dịch vụ, đô thị quy mô 4.071 ha thu hút đầu tư có một số dự án lớn thu hút đầu tư như Khu đô thị Đại học Nam Cao tại thị xã Duy Tiên và TP Phủ Lý với tổng mức đầu tư 8.656 tỷ đồng với quy mô 586 ha; KĐT thời đại và đổi mới sáng tạo 235 ha, trị giá 5.850 tỷ đồng tại TP Phủ Lý; KĐT tại các xã Đại Cương, Nhật Tân, Đồng Hoá, Nhật Tựu 285 ha thuộc huyện Kim Bảng;...

chọn
Những nơi đang sốt đất theo tin sáp nhập
Thông tin về sáp nhập tỉnh, thành khiến đất nền tại nhiều địa phương như Hưng Yên, Bắc Giang, Đồng Nai... lên cơn sốt giá. Theo chuyên gia, bên cạnh cơ hội lướt sóng thì rủi ro đi kèm là rất cao, nhà đầu tư không nên mạo hiểm bởi nếu không kịp thoát hàng sẽ lâm cảnh đu đỉnh, mắc cạn.