4 ngân hàng lớn nhất thế giới 'mắc kẹt' giữa chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc

"Big 4" ngân hàng của Trung Quốc, những tổ chức tín dụng lớn nhất thế giới, đang mắc kẹt giữa vòng vay khó khăn trong bối cảnh suy thoái kinh tế ngày một nghiêm trọng.

Tác động mà thương chiến với Mỹ đem lại với nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng rõ, đặc biệt là ở hệ thống ngân hàng.

Ước tính, 4 tổ chức tín dụng có sở hữu nhà nước này đang kiểm soát khoảng hơn 14.000 tỉ USD. Đây cũng là những ngân hàng lớn nhất thế giới, tính trên tổng tài sản. Lợi nhuận gộp 4 báo cáo tài chính của các ngân hàng này vào năm 2018 là 140 tỉ USD, theo dữ liệu được tổng hợp bởi Bloomberg.

Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), tổ chức cho vay lớn nhất thế giới tính trên giá tị tài sản, đã mất 11 tỉ USD giá trị thị trường vào tuần trước, sau khi "bơm vốn" cho một số ngân hàng khu vực gặp khó khăn, theo kế hoạch "giải cứu" những ngân hàng nhỏ được chính phủ Trung Quốc thực hiện.

1

"Big 4" ngân hàng Trung Quốc đứng đầu thế giới về tổng tài sản. (Ảnh: Bloomberg).

Thực tế, những tổ chức này từ lâu đã phải hi sinh lợi nhuận, dưới danh nghĩa dịch vụ quốc gia. Tuy nhiên, bài toán kinh doanh của họ đang trở nên xấu đi, khi áp lực mà chính phủ đặt lên họ ngày càng nhiều hơn. Họ buộc phải hỗ trợ các ngân hàng nhỏ trong nước, đặc biệt là khu vực nông thôn.

Điều này thể hiện rõ thông qua các hoạt động gần đây của chính quyền Bắc Kinh. Lần đầu tiên trong 2 thập kỉ, chính phủ Trung Quốc kiểm soát một tổ chức cho vay sau khi tiếp quản ngân hàng Baoshang. Trước đó khoảng 2 tháng, ICBC và hai tổ chức thuộc nhà nước cũng đã bơm vốn cho ngân hàng Jinzhou.

Theo UBS Group AG, những tổ chức tín dụng nhỏ tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cần khoảng 349 tỉ USD vốn mới, và đang bị siết chặt về kiểm soát các phương thức tài trợ rủi ro trong bối cảnh suy thoái kinh tế làm các khoản nợ xấu ngày một gia tăng.

Alicia Garcia Herrero, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á Thái Bình Dương tại Natixis SA, Hong Kong, cho biết các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước rõ ràng đang bị thị trường giao cho trách nhiệm phải thâu tóm, ít nhất là một phần, các ngân hàng nhỏ hơn.

Các nhà phân tích dự đoán khoảng hơn 4.000 tổ chức tín dụng nhỏ tại Trung Quốc sẽ gặp rắc rối trong khi các ngân hàng lớn hơn sẽ được yêu cầu đóng "người bảo hộ". Mặc dù về mặt thuyết, các nhà quản có thể bỏ qua những tổ chức nhỏ này, nhưng Bắc Kinh lại đang cố gắng tập trung vào việc duy trì ổn định tài chính.

"Các ngân hàng nhỏ hơn, khi cần 'chữa cháy', có thể sẽ bị cuốn vào các ngân hàng lớn hơn, và đối mặt với nguy cơ biến mất", Christopher Balding, Phó Giáo sư tại Đại học Fulbright Việt Nam, cho biết.

Ngay lập tức, giới đầu tư có sự phản ứng. Cổ phiếu niêm yết của các ngân hàng "big 4" này trên thị trường Hong Kong bị định giá thấp kỉ lục, liên quan đến các giá trị sổ sách hoặc tài sản ròng.

Các cổ phiếu giao dịch vào ngày 2/8 có P/B (giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách) chỉ là 0,61, mức thấp nhất so với vùng đáy được thiết lập vào tháng 2/2016.

735x-1

Chỉ số P/B của 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian gần đây. (Ảnh: Bloomberg).

Theo Jim Stent, tác giả của cuốn "Chuyển đổi ngân hàng Trung Quốc", các nhà chức trách nước này dường như không thể buộc các ngân hàng lớn phải chịu nhiều trách nhiệm hơn những gì họ có thể xử lí.

"Ngay cả khi một số giả định khá nghiêm trọng về số lượng ngân hàng cần phải tiếp quản được đưa ra, bạn có thể sẽ thấy nó rất hiếm khi biểu thị chính xác lợi nhuận và bảng cân đối của các ngân hàng lớn", ông Stent nói.

Kinda Lei, nhà phân tích của JPMorgan Chase & Co. tại Hong Kong, có cái nhìn không mấy lạc quan: "Khi số lượng của những người cho vay nhỏ ngày càng phình ra, rủi ro vỡ nợ của họ ngày càng lớn dần. Chính phủ sẽ càng phải đối mặt với nhiều áp lực hơn về lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế".

ICBC, Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc cũng như các ngân hàng lớn khác như China Construction Bank Corp, Bank of China, và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, từ chối đưa ra bình luận.

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.