55 triệu USD 'được' 5 phút: Nâng cấp xe buýt thường thì hơn?

Chuyên gia cho rằng việc chi 55 triệu USD cho xe buýt nhanh nhưng chỉ hơn xe buýt thường 5 phút thì nên đầu tư cho xe buýt thường.
 
55 trieu usd duoc 5 phut nang cap xe buyt thuong thi hon
Chi 55 triệu USD cho xe buýt nhanh nhưng chỉ hơn xe buýt thường 5 -10 phút. Ảnh: Đoàn Lê

Chi 55 triệu USD "được" 5 phút?

Theo báo cáo về phương án vận hành và mở tuyến buýt BRT mới nhất của sở GTVT Hà Nội, thời gian phục vụ của tuyến là 17 giờ/ngày, tần suất phục vụ sẽ là 5,10,15 phút/ lượt ngày thường, tổng lượt phục vụ là 358 lượt. Ngày chủ nhật 7,10,15 phút/ lượt tổng lượt phục vụ trên ngày là 264 lượt.

Được biết, hành khách sử dụng tuyến buýt nhanh BRT sẽ được miễn phí trong thời gian một tháng, kể từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/1/2017.

"Thời gian vận hành buýt nhanh sẽ nhanh hơn đáng kể, hơn 5-10 phút so với buýt thường", ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) trả lời báo chí.

Trao đổi với PV, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông cho biết: "Về việc triển khai xe buýt nhanh thì ba năm trước tôi đã có ý kiến sau khi Hà Nội chủ trương xây 8 tuyến. Thời điểm đó tôi đã kiến nghị rằng cần xem xét cẩn trọng việc có nên triển khai hay không".

Theo ông Thủy, đặc thù của Hà Nội là hạ tầng giao thông đô thị yếu. Nếu xây dựng tuyến xe buýt nhanh thì nên triển khai ở những tuyến phố có luồng giao thông rõ ràng, mặt cắt từ 25-30m chứ không nên triển khai ở nơi quá hẹp và nơi rộng, nơi hẹp như hiện nay.

Ngoài ra, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông cũng cho rằng hiện phương tiện cá nhân đang tăng ồ ạt do vận tải công cộng yếu kém. Tuyến đường triển khai xe buýt nhanh có mật động giao thông cao nên khi dành đường riêng cho xe buýt thì sẽ gây ùn tắc, kém hiệu quả.

"Chúng ta mất cả ngàn tỷ đồng để làm được tuyến xe buýt chỉ nhanh hơn xe thường 5 phút, tốn kém hơn cả đường cao tốc", ông Thủy nói.

55 trieu usd duoc 5 phut nang cap xe buyt thuong thi hon
Chuyên gia giao thông cho rằng nên dành tiền nân cấp xe buýt thường thay vì xe buýt nhanh kém hiệu quả. Ảnh: Đoàn Lê

Dành tiền nâng cấp xe buýt thường

Theo TS Thủy, dự án xe buýt nhanh sử dụng phương án của nước ngoài nhưng chúng ta cần phải sáng tạo, thay đổi sao cho phù hợp với Hà Nội.

"Việc triển khai xe buýt nhanh quá chậm. Sau nhiều năm chậm chễ thì mật độ giao thông đã thay đổi. Nếu còn dành ra 3m cho xe buýt nhanh và cấm phương tiện khác thì sẽ không hợp lý", ông Thủy chi sẻ.

Ngoài ra, một tuyến xe buýt khi mới bắt đầu chạy thì không thể đánh giá ngay hiệu quả được. Bởi lẽ, xe buýt nhanh chỉ chạy nhanh hơn xe thường 5-10 phút thì người dân có thể sẽ chọn xe thường khi không phải đi ra giữa đường bắt xe.

"Triển khai xe buýt nhanh tốt nhưng cần tính toán tầm nhìn hợp lý tránh gây lãng phí, hiệu quả thấp", chuyên gia nhấn mạnh.

Ông Thủy cũng cho rằng không nên tiếp tục phát triển xe buýt nhanh mà có thể thay bằng việc nâng cấp xe buýt thường. Việc nâng cấp xe buýt thường có thể tập chung vào nâng cao chất lượng xe, thái độ phục vụ, xắp xếp lại tuyến, điểm đỗ cho hợp lý...

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng do điều kiện hạ tầng nên chúng ta phải cho xe buýt nhanh chạy chung đường với các phương tiện khác theo chế độ ưu tiên. "Tuy nhiên, chúng ta nên tuyên truyền cho người dân biết sớm hơn, có thể là thông báo ngay từ đầu năm nay chứ không phải sắp chạy chính thức rồi mới đột ngột cấm. Đây sẽ là cú sốc với người dân", ông Liên nói.

TS Lương Hoài Nam, chuyên gia kinh tế hàng không cho rằng xe buýt là phương tiện giao thông đô thị phổ biến nhất thế giới. Tuy nhiên, xe buýt và xe máy không thể “chung sống hòa bình” trên một làn đường, chúng ta chỉ nên chọn lấy một thứ.

Lộ trình Hanoi BRT gồm:

Điểm đầu: Bến xe Yên Nghĩa, điểm cuối: Kim Mã. Lộ trình Tuyến đi: Bến xe Yên Nghĩa - Ba La – Quang Trung (Hà Đông) – Lê Trọng Tấn – Tố Hữu – Lê Văn Lương – Láng Hạ - Giảng Võ – Giang Văn Minh - Kim Mã.

21 nhà chờ cụ thể như sau:

Điểm đầu Yên Nghĩa - Nhà chờ Ba La - Nhà chờ Văn La - Nhà chờ Văn Phú - Nhà chờ La Khê - Nhà chờ KĐT ParkCity - Nhà chờ La Khê - Nhà chờ An Hưng - Nhà chờ Văn Khê - Nhà chờ Vạn Phúc - Nhà chờ Vạn Phúc 1 - Nhà chờ Vạn Phúc 2 - Nhà chờ Mỗ Lao - Nhà chờ Trung Văn - Nhà chờ Lương Thế Vinh - Nhà chờ Khuất Duy Tiến - Nhà chờ Nguyễn Tuân - Nhà chờ Hoàng Đạo Thúy - Nhà chờ Vũ Ngọc Phan - Nhà chờ Thành Công - Nhà chờ Triển lãm Giảng Võ - Nhà chờ Núi Trúc - Trạm Kim Mã.

chọn
[Photostory] Một doanh nghiệp sắp làm dự án nhà ở trên khu đất 2,7 ha cạnh Vinhomes Smart City
Dự kiến từ tháng 5/2024, Confitech sẽ bắt đầu GPMB để triển khai xây dựng Khu nhà ở Tây Mỗ tại quận Nam Từ Liêm để hoàn thành vào tháng 12 năm nay. Khu đất dự án này có quy mô 2,7 ha, nằm tiếp giáp khu liền kề của Vinhomes Smart City