A rập Xê Út tuyên bố xây siêu thành phố 500 tỉ USD

Cố gắng đưa nền kinh tế ra khỏi sự phụ thuộc về dầu mỏ, A rập Xê út vừa tuyên bố kế hoạch xây dựng siêu thành phố trị giá 500 tỉ USD để biến nơi đây trở thành trung tâm kinh doanh đẳng cấp thế giới.
 
 

A rập Xê út đang hướng tới “một thế hệ các thành phố mới” – Hoàng tử Mohammed bin Salman cho biết trong lần xuất hiện hiếm hoi trước báo chí ngày 24/10 vừa qua.

Loại hình thành phố đầu tiên sẽ được đặt tên là Neom, sở hữu nguồn năng lượng xanh và không có chỗ cho bất kỳ cái gì mang tính “truyền thống”.

Trung tâm thương mại đầy tham vọng Neom đã được quảng bá bằng một video clip thể hiện người dân hạnh phúc khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh, khoa học, nghệ thuật, giải trí.

Đặc biệt mọi người đều tự do mặc quần áo hiện đại phong cách châu Âu – điều hiện không thể tại phần lớn các nơi khác ở A rập Xê út.

Vấn đề là hiện tại Neom là một sa mạc trống rỗng. Để biến sa mạc không có sự sống ở cực Tây A rập Xê út trên bờ biển Đỏ này, hoàng tử sẽ chi 500 tỉ đô la, trong đó có một chút tiền của vương quốc và phần còn lại dự kiến là của các nhà đầu tư quốc tế.

Cảm hứng xây dựng Neom đến từ sự thành công của thành phố Dubai. Ở các đô thị lớn của các Tiểu vương quốc A rập, nhà đầu tư, công nhân, khách du lịch thường có lôi sống bình dân như những nơi khác trên thế giới: phụ nữ có thể mặc bikini, rượu được phép sử dụng và nhiều tôn giáo khác nhau có mặt trong các nhà thờ, đền chùa… Đây là những điều không thể thấy ở những nơi khác của vương quốc.

a rap xe ut tuyen bo xay sieu thanh pho 500 ti usd
Quang cảnh nhìn từ tháp Kingdom Tower ở Ryadh, các tiểu vương quốc A rập.

Tuy nhiên, hoàng tử cho biết ở Neom, rượu sẽ không được phép sử dụng.

“Chúng ta có thể thực hiện 98% các tiêu chuẩn đang được áp dụng tại các thành phố tương tự, nhưng có 2% chúng ta không thể làm, ví dụ như rượu” – hoàng tử nói với các phóng viên – “người nước ngoài muốn uống rượu, họ có thể đi sang Ai Cập hay Jordan”.

Tuy nhiên, người ta vẫn chưa quên nỗ lực kiến tạo sa mạc thành Thành phố Kinh tế của vua Abdullah (KAEC).

Theo trang tin Bloomberg, thiết lập năm 2005, KAEC dự kiến sẽ là nơi ở của 2 triệu người vào năm 2015, tuy nhiên đến năm 2017, chỉ có 5.000 người sống tại đây mặc dù đã phát triển được 10 năm.

Một phần thất bại của KAEC có thể được cho là do sự do dự của vương quốc trong việc theo đuổi cải cách kinh tế khi mà giá dầu vẫn còn cao.

Tuy nhiên, những thách thức trong việc xây dựng thành phố Neom sẽ không cản trở được nhà đầu tư Nga. Theo một báo cáo của hãng tin Rossiyskaya Gazeta, Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) đã tuyên bố sẽ chi vài tỉ đô la cho dự án này.

a rap xe ut tuyen bo xay sieu thanh pho 500 ti usd Taxi bay thử nghiệm thành công trên bầu trời Dubai

Chuyến bay thành công đầu tiên của taxi không người lái tại Dubai đưa phương tiện tương lai tới gần hơn với thực tại.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.