Ám ảnh tiếng kêu, cái vỗ cánh bất lực của những chú 'chim mồi' bị khâu mắt để nhử đồng loại

Nghề bẫy chim trời đã tồn tại nhiều năm ở một số huyện của tỉnh Hà Tĩnh nhưng đến nay vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường hệ sinh thái.

Độc chiêu?

Có mặt tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), hàng trăm chiếc lưới được giăng chằng chịt tại những cánh đồng, cùng với đó là hàng ngàn miếng xốp trắng được những thợ săn làm thành hình nộm, bẫy chim thật.

Thoạt nhìn, cứ ngỡ nơi đây là chỗ trú ẩn của những chú chim, nhưng lại gần mới biết đây chính là lãnh địa“tuyên án tử” cho những con cò, con vạc...xấu số bị mắc vào hàng bẫy “thiên la địa võng”.

Theo tìm hiểu của PV, để có thể nhử được con mồi ngoài sử dụng những con chim giả, những thợ săn cũng phải có chim thật, có lưới, keo dính, đồng thời mang theo những chiếc loa phát ra tiếng chim kêu, tiếng gọi đàn.

Với hàng loạt dụng cụ như thế, mỗi ngày có khoảng hơn 100 con chim sa vào lưới của mỗi thợ săn.

Để có thể bắt chim trời, người thợ săn thường làm một cái lán nhỏ đặt ngay ngoài đồng để trực chờ thời cơ để ra "cất lưới".

am anh tieng keu vo canh bat luc cua nhung chu chim moi bi khau mat de nhu dong loai
Những con cò giả được làm bằng xốp, trải khắp đường đi... Ảnh: Hoài Nam

Theo chân một cậu bé 15 tuổi, tuy mới bước vào nghề ngày đầu tiên, nhưng trong một buổi sáng đã có hàng trăm con chim én sa vào lưới.

Vừa gỡ lưới cậu bé vừa cười nói: “Hôm nay là ngày đầu em ra thay bố bắt chim én. Công việc này rất dễ, đối với săn bắt én thì phải đợi theo ngày có gió mùa, đàn én bay về nhiều là ra trực để giăng bẫy, còn với chim cò, thì phải dùng con mồi và những con chim giả.

Mỗi ngày như vậy bình quân bố bắt được khoảng hơn trăm con én, sau đó có người đến thu mua trả tiền theo từng con”.

Khâu mắt chim mồi để “lừa” chim trời

Trước đây, thú săn bắt chim trời chỉ được xem như trò giải trí, tiêu khiển của lũ trẻ hoặc giới nhiều tiền, ít việc. Thế nhưng vài năm trở lại đây, để đáp ứng nhu cầu thưởng thức "đặc sản" của muôn vàn “thượng đế”, cánh thợ săn chim lại ngày càng nhiều, dùng đủ mọi cách để tìm bắt và tận diệt “lộc trời”.

Lúc đầu, người ta chỉ sử dụng các dụng cụ thô sơ để bẫy chim, thì nay những thợ săn còn sắm thêm cả một bộ dàn, bao gồm chim giả, giăng lưới, ắc quy và loa phát tiếng kêu ghi sẵn của chim mồi...

Nhờ có sự trợ giúp của công nghệ, vô số những con chim trời đã, đang và sẽ trở thành món mồi trên bàn nhậu.

am anh tieng keu vo canh bat luc cua nhung chu chim moi bi khau mat de nhu dong loai
Một con vạc bị thợ săn khâu mắt lại, với mục đích để nó kêu to hơn. Ảnh Hoài Nam

Quan sát thấy ngoài những chiếc lưới dăng chằng chịt giữa đồng ruộng là những con chim giả được làm bằng xốp, được hóa trang thành những con cò, con vạc màu đen lẫn màu trắng cặm chi chít trên cây và dưới lúa nước.

Để có thể bắt chim, ngoài việc dùng loa, dùng chim giả, chất dính, thậm chí những thợ săn còn khâu cả mắt của những con "chim mồi" lại, với mục đích để nó kêu to hơn.

“Chúng tôi khâu mắt lại là để cho nó kêu to hơn, để mắt sáng vậy nó không kêu không gọi được bầy. Chim trời sau khi mắc bẫy sẽ đem ra chợ bán với giá 25-40.000 đồng/con, còn những con chim én có giá 3-4000 đồng/con”, một thợ săn chim trời nói.

Có nguy cơ mất cân bằng hệ sinh thái

Cứ đến hẹn lại lên, từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa săn chim trời, trong thời gian này, mỗi ngày, có cả ngàn con chim bị bắt, giết thịt.

Được biết, việc người dân săn bắt chim trời đã diễn ra nhiều năm, đến nay không những không thuyên giảm mà còn tinh vi, cao cấp hơn.

Ông Hoàng Văn Cát, Bí thư đảng ủy xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, tình trạng săn bắt chim trời này đã diễn ra nhiều năm nay, không chỉ riêng địa bàn xã mà còn rất nhiều nơi cũng đang tận diệt chim trời.

“Người dân không coi việc săn bắt là nghề chính của họ mà toàn dựa vào vụ mùa để đi bắt chim trời. Trước tình trạng này, phía chính quyền địa phương cũng đã họp, tuyên truyền định hướng người dân biết những tác hại của việc săn chim trời này, nhưng ý thức người dân vẫn vậy, không thay đổi.

Vấn nạn này không chỉ riêng địa phương chúng tôi, mà còn xảy ra tại rất nhiều nơi khác nữa”, ông Cát nói.

am anh tieng keu vo canh bat luc cua nhung chu chim moi bi khau mat de nhu dong loai
Chi chít con cò giả được cặm trên các cành cây. ảnh Hoài Nam

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Kỳ, Phó phòng thanh tra pháp chế - Chi cục Kiểm Lâm Hà Tĩnh cho biết, theo luật thì những loại động vật hoang dã tự nhiên như chim, cò thì phía Chi cục Kiểm Lâm không quản lý.

“Thực trạng này đã diễn ra nhiều năm nay và khá phức tạp. Loại động vật hoang dã như chim, cò không nằm trong sự quản lý của Chi cục, tuy nhiên trước sự việc phía đơn vị cũng đã giao cho các Hạt Kiểm Lâm phối hợp với chính quyền địa phương giám sát, quản lý động vật, cũng như phải xử lý nghiêm những đối tượng săn bắt chim”, ông Kỳ nói.

Cũng theo ông Kỳ, việc săn bắt chim trời ảnh hưởng rất lớn đến môi trường hệ sinh thái, nên cần có một chế tài, và một cơ quan có thẩm quyền đứng ra để quản lý loài động vật này.

“Mỗi con vật sinh ra đều cân bằng hệ sinh thái, nếu như không có quy hoạch, đánh bắt cạn kiệt, sẽ mất cân bằng, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Trước sự việc này, cần phải có một cơ quan thẩm quyền đứng ra quản lý và ban hành một chế tài xử lý với những hành vi này”, ông Kỳ cho hay.

am anh tieng keu vo canh bat luc cua nhung chu chim moi bi khau mat de nhu dong loai
Mới ngày đầu tiên đi săn bắt chim trời thay bố, đã có hàng chục con chim đã sa vào lưới của cậu bé 15 tuổi. Ảnh Hoài Nam
am anh tieng keu vo canh bat luc cua nhung chu chim moi bi khau mat de nhu dong loai
Những chiếc lưới dăng kín trời để sắn bắt chim. Ảnh Hoài Nam
am anh tieng keu vo canh bat luc cua nhung chu chim moi bi khau mat de nhu dong loai
Những cái chòi là nơi nghỉ ngơi của những thợ săn dựng ngay ngoài đồng. Ảnh Hoài Nam
am anh tieng keu vo canh bat luc cua nhung chu chim moi bi khau mat de nhu dong loai
Chiếc loa phát ra tiếng chim gọi đàn. Ảnh Hoài Nam
am anh tieng keu vo canh bat luc cua nhung chu chim moi bi khau mat de nhu dong loai
Những chú chim mồi thường được đặt đúng vị trí và buộc dây dưới chân. Ảnh Hoài Nam
am anh tieng keu vo canh bat luc cua nhung chu chim moi bi khau mat de nhu dong loai
Hai chú chim bị thợ săn khâu mắt lại nên đã bị mù, có "nhiệm vụ" đứng gọi bầy. Ảnh Hoài Nam
am anh tieng keu vo canh bat luc cua nhung chu chim moi bi khau mat de nhu dong loai
Những chú chim giả được hóa trang y như chim thật. Ảnh Hoài Nam
am anh tieng keu vo canh bat luc cua nhung chu chim moi bi khau mat de nhu dong loai
Dưới ruộng cũng chi chít chim, cò đặt làm mồi nhử. Ảnh Hoài Nam
am anh tieng keu vo canh bat luc cua nhung chu chim moi bi khau mat de nhu dong loai
Những thanh tre đã tẩm chất dính. Ảnh Hoài Nam
am anh tieng keu vo canh bat luc cua nhung chu chim moi bi khau mat de nhu dong loai
Khi bị trúng bẫy, những con chim bị nhốt vào lồng đợi thương lái thu mua. Ảnh Hoài Nam
am anh tieng keu vo canh bat luc cua nhung chu chim moi bi khau mat de nhu dong loai
Một con chim én đã chết khô còn mắc ở lưới. Ảnh Hoài Nam
am anh tieng keu vo canh bat luc cua nhung chu chim moi bi khau mat de nhu dong loai
Ước muốn được tung cánh bay của những con chim bị thợ săn khâu mắt lại. Ảnh Hoài Nam
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.