Ảnh: Những người không nghỉ lễ ở chốn Sài thành

Nhiều người dân lao động sống ở TP.HCM không có điều kiện về quê nghỉ lễ đã ở lại thành phố tiếp tục công cuộc mưu sinh đầy vất vả.
anh nhung nguoi khong nghi le o chon sai thanh

Bà Nguyễn Kim Thu (53 tuổi) bán bánh mì ở bến xe Miền Tây đã gần 30 năm. Người phụ nữ quê ở Mỹ Thuận, Vĩnh Long chẳng mấy khi về vì những ngày lễ là dịp bán đắt hàng nhất, có ngày kiếm 200.000-300.000 đồng. Ngày thường chỉ bán được chừng hơn 100.000 đồng là may mắn. Chồng mất sớm, bà phải đi làm một mình nuôi con.

anh nhung nguoi khong nghi le o chon sai thanh

Đồng nghiệp của bà Thu là bà Nguyễn Thị Bình (56 tuổi, quê Long Xuyên, An Giang). Dù tuổi đời cao hơn nhưng bà Bình vào nghề bán bánh mì 16 năm, bằng 1/2 bà Thu. Bà có 3 con, người thì đi nghĩa vụ, người lấy chồng, người lại làm nghề may. Chồng bà phụ hồ ở tận Tân An (Long An). Bán xong bánh mì, bà liền bắt xe bus về Tân An với chồng.

Những anh em công nhân tứ xứ, làm đủ nghề từ phụ hồ, xích lô, ba gác... tụ họp bên nhau mừng Quốc khánh. Các anh chia sẻ, tiền làm được chỉ đủ kiếm sống qua ngày nên không có điều kiện về quê, đành ở lại thành phố kiếm thêm dành dụm để dịp Tết về với gia đình.

anh nhung nguoi khong nghi le o chon sai thanh

Ông Nguyễn Quang Dạo (quê Quảng Ngãi) vất vả đẩy xe muối iốt qua cầu Sài Gòn. Gió to làm bay những túi nylon khiến ông phải dừng lại.

anh nhung nguoi khong nghi le o chon sai thanh

Với những người bán bắp xào, ngày lễ cũng như ngày thường, họ đều phải làm việc.

anh nhung nguoi khong nghi le o chon sai thanh

Chị Hà Thị Sơn (quê Hà Nội) cho biết chị được phân công trực lễ. Sau đợt Quốc khánh sẽ được nghỉ bù. Còn giờ chị phải dọn vệ sinh thay các công nhân khác. Niềm vui của chị là khi các tuyến đường trong thành phố được sạch đẹp, không còn rác. Chị chia sẻ có dịp gì đặc biệt mới về quê, còn không thì vài năm mới đi một lần.

anh nhung nguoi khong nghi le o chon sai thanh

Chị Sơn tranh thủ ăn vội chiếc bánh bao để tiếp tục công việc.

anh nhung nguoi khong nghi le o chon sai thanh

Bà Đồ Thị Hồng (quê Quảng Ngãi) làm nghề bán xoài, trứng cút, bánh tráng trộn..

anh nhung nguoi khong nghi le o chon sai thanh

Nguyễn Trường Thành (sinh viên năm 4, ĐH Giao thông Vận tải) cho biết tranh thủ ngày nghỉ lễ cậu đi bán sữa chua nếp cẩm kiếm thêm thu nhập trang trải việc học.

anh nhung nguoi khong nghi le o chon sai thanh

Thành bật mí những ngày nghỉ lễ bán được nhiều hơn, có ngày kiếm khoảng 300.000-400.000 đồng. Sau lễ cậu mới về quê thăm gia đình.

anh nhung nguoi khong nghi le o chon sai thanh

Anh Nguyễn Văn Hùng (quê Hà Nội) bán trứng gà nướng, khoai lang nướng ở trung tâm TP.HCM. Dịp nghỉ lễ là lúc anh Hùng bận rộn kiếm tiền để mong có dịp về quê

anh nhung nguoi khong nghi le o chon sai thanh

Ông Nguyễn Văn Hòa (quê Vĩnh Long) từ rất lâu đã không về quê. Ông sống bằng nghề buôn bán nước ngọt dạo qua ngày.

Theo Tùng Tin/ Zing.vn

chọn
Cận cảnh công viên hơn 7 ha ở huyện Gia Lâm đang xây dựng
Huyện Gia Lâm chuẩn bị cưỡng chế hơn 7 ha đất để xây dựng hoàn thiện dự án công viên trị giá gần 290 tỷ đồng.