Áp giá sàn vé máy bay: Nhớ chuyện mẹ tôi đi máy bay!

Nhân câu chuyện giá sàn hàng không tăng khoảng 1,5 triệu đồng/vé đã gây tranh cãi suốt một tuần qua, nó làm cho tôi nhớ chuyến đi máy bay đầu tiên của tôi đưa mẹ đi chơi Hà Nội - Đà Nẵng.

Chúng tôi - những gia đình không mấy khá giả, muốn đưa cha mẹ hay con cái đi chơi thường phải săn vé giá rẻ trước cả mấy tháng trời, thậm chí là nửa năm.

Chuyến đi ấy, mẹ tôi lần đâu được đi máy bay. Bà căng thẳng lắm, nhưng khá “ngoan ngoãn” nghe lời. Cái chân mọi ngày đau, mà sao lúc phải di chuyển gấp thì chẳng hiểu sức mạnh ở đâu mà mẹ tôi đi rõ nhanh. Chuyến đi tốt lành. Chuyến về, có mấy chuyện tức cười mà tôi nghĩ phải nên kể ra đây. Khi máy bay hạ cánh, mọi người lục tục lấy đồ, rồi xếp hàng chờ tới lượt ra, mấy bà già ghế đằng trước cứ thúc giục nhau: “Ơ cái bà này không đi đi cứ đứng mãi thế”.

“Ơ cái bà này không nhìn thấy đằng trước người ta chưa đi được à? Phải chờ người ta đi mới đi được chứ”.

Mấy bà già nhìn thấy mẹ tôi bèn quay ra bắt chuyện. “Nhà bác ở đâu xa không? Chúng em xuống sân bay rồi còn phải đi chán chê mới về tới nhà ạ.”

“Thế các bà ở đâu đấy?”. Mẹ tôi hỏi.

“Chúng em ở Thái Bình ạ”.

“Thế các bà đi với ai, và đi đâu?” (Mẹ tôi cũng chẳng nghĩ ra, họ đã ở cùng máy bay của mình thì tức nhiên là đi Đà nẵng và đang trở về Hà Nội giống y mình rồi)

“Chúng em đi thăm cháu ở Đà Nẵng ạ. Đây này, mang theo được bao nhiêu cá khô và hải sản về này”.

Mẹ tôi ngạc nhiên. "Thế à, thế sao tôi không mang theo được nhỉ? Quá mấy cân phải bỏ ra hết thùng rác rồi".

"Ơ bà không biết à, cứ bọc kỹ vào, cơ mà phải biết đóng gói ấy bà ạ, rồi xách tay mang vào ấy. Chúng em mang theo được tất. Mà này – nói tới đây các bà quay ra kháo chuyện với nhau - Lại sắp có vé 11 nghìn rồi đấy, có khi chúng mình lại đi nữa nhỉ!"

Mẹ tôi ngạc nhiên quá, quay ra hỏi tôi: “Này con, họ mang được cả cá lên máy bay kìa, lại mua được cả vé 11 nghìn. 11 nghìn thật à?”

Tức nhiên là không, vì còn phải cộng thuế má các kiểu chắc cũng mất vài trăm, nhưng thôi các cụ nghĩ thế cũng được, nếu không, quy ra thóc khéo các cụ lại sốt ruột.

Câu chuyện các bà già đi máy bay được mẹ tôi về kể với các bà bạn trong xóm nghèo, những người chưa được đi máy bay bao giờ. Và từ bấy tới giờ, bà cũng đã đi được thêm dăm chuyến máy bay nữa. Chuyện đi máy bay không còn quá xa lạ với mẹ tôi. Thi thoảng thấy tôi, các bà hàng xóm lại hỏi: “Này, mua được vé máy bay 11 nghìn đấy à?”

Tôi cười và đáp: “Thế các bà định đi Nha Trang mặc bikini tắm biển à?”

Nhưng tiếng cười sảng khoái cất lên, có khi họ đang nghĩ ra cảnh mình được đi máy bay, rồi được dạo chơi trên biển như thời tuổi trẻ chưa từng qua.

Thế nhưng nếu họ biết rằng, đang có dự thảo áp sàn vé máy bay sẽ thấp nhất khoảng 1,5 triệu đồng, thì có lẽ, mời các bà già đi chơi lại là chuyện khó. Họ lại tiếc tiền tiếc của, lại quy ra thóc thì có mời cũng không dám đi. Tiền đâu mà đi. Vâng, tiền đâu mà đi.

Chuyện ở trên cao, mình ở dưới thấp, làm sao mà hiểu thế nào là đúng hay sai, thế nào là văn minh hay thụt lùi. Cứ chỉ mong sao có giá vé máy bay rẻ, để những người nghèo lại có cơ hội được ngắm những đám mây bồng bềnh trên cao kia...

ap gia san ve may bay nho chuyen me toi di may bay

Trong khi Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị ban hành khung giá sàn (thấp hơn 30% giá trần) và tăng giá trần 5% khiến dư luận dậy sóng vì 80 triệu dân không còn cơ hội đi máy bay giá rẻ nữa, các hãng hàng không trong nước như Vietnam Airline và công ty con của nó là Jetstar đang quyết liệt bảo vệ ý tưởng giá sàn với giá trần tăng 5% bởi nó đang lỗ lũy kế hơn 3.600 tỷ đồng và nếu được, lợi nhuận ước sẽ tăng trên 2500 tỷ đồng/năm. Hãng hàng không mới nổi Vietjet quyết liệt bảo vệ ý tưởng không đồng ý tăng giá sàn vì sản phẩm và lợi thế của họ là giá rẻ.

Vấn đề giá trần hay giá sàn không quyết định sự thành bại, nó chẳng qua là một kiểu bao cấp cho các công ty dịch vụ hàng không quốc doanh kém hiệu quả.

Áp sàn đồng nghĩa với việc đi ngược lại nguyên tắc cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế khi các hãng hàng không quốc tế đã hoàn toàn loại bỏ quy định về giá sàn.

Cuộc chiến đang nổ ra dữ dội thì một hãng hàng không khổng lồ khác là Air Asia quyết định liên doanh với hãng hàng không Cumin của doanh nhân Trần Trọng Kiên (70% gốc Cumin và 30% vốn Air Asia) nhằm đưa Air Asia vào hoạt động bay ở Việt Nam vào đầu năm 2018.

Dù có qui định giá sàn thì cũng không vấn đề gì với Air Asia vì ưu thế của họ là khai thác các chuyến bay từ nước ngoài đến Việt Nam và ngược lại từ Việt Nam ra nước ngoài, phân khúc này nằm ngoài khả năng cạnh tranh của các hãng hàng không nội địa.

Air Asia được ví như hãng hàng không giá rẻ Châu Á khổng lồ với hàng ngàn máy bay và năng lực cạnh tranh giá rẻ mức hủy diệt, họ sẽ có thể gây ảnh hưởng tới các hãng hàng không tí hon nội địa của chúng ta, cuộc chiến của các hãng hàng không nội địa khi hội nhập ra biển lớn chỉ mới bắt đầu.

Phan Dũng

ap gia san ve may bay nho chuyen me toi di may bay Áp giá sàn vé máy bay: Đại diện Bộ GTVT lên tiếng
ap gia san ve may bay nho chuyen me toi di may bay Vé máy bay sắp hết thời giá rẻ, mất cơ hội săn vé 0 đồng?
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.