Bà Hứa Thị Phấn 'rút ruột' ngân hàng TrustBank thế nào?

Ngày 24/3, Cục Cảnh sát kinh tế - C46 Bộ Công an đã tiến hành khám xét nhà riêng của bà Hứa Thị Phấn, người sở hữu 84,5% cổ phần tại Ngân hàng Đại Tín - TrustBank (nay là ngân hàng Xây dựng).
ba hu a thi pha n ru t ruo t ngan ha ng trustbank the na o Vì sao bà Hứa Thị Phấn bị khởi tố và khám xét nhà?
ba hu a thi pha n ru t ruo t ngan ha ng trustbank the na o Vì sao lãnh đạo ngân hàng Trustbank bị khởi tố?
ba hu a thi pha n ru t ruo t ngan ha ng trustbank the na o Đại án VNCB: Phạm Công Danh xin lỗi thuộc cấp

Đầu tư trái phép bất động sản

ba hu a thi pha n ru t ruo t ngan ha ng trustbank the na o
Bà Hứa Thị Phấn tại tòa (ảnh: L.H).

Theo điều tra, trong 2 năm 2009 – 2010, Bà Hứa Thị Phấn (đã bỏ ra khoảng 2.000 tỷ đồng nhờ người đứng tên thâu tóm TrustBank. Ngay sau đó, bà Phấn tiếp tục sử dụng ảnh hưởng của mình, nhờ 29 đối tượng đứng tên giùm, vay của TrustBank số tiền lên tới 3.581 tỷ đồng.

Không dừng lại ở đó, bà Phấn cùng với hai cánh tay đắc lực là Chủ tịch HĐQT Hoàng Văn Toàn và Tổng giám đốc Trần Sơn Nam tiếp tục chiến lược bòn rút khiến TrustBank ngày càng mỏng manh hơn.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, trong giai đoạn này, bà Phấn đã chỉ đạo TrustBank trực tiếp đầu tư trái phép 1.038 tỷ đồng dự án bất động sản.

Cụ thể, ngân hàng này đã đầu tư 137 tỷ đồng vào Dự án Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B (Dĩ An, Bình Dương). Dự án này được Công ty TNHH Phú Mỹ (bà Hứa Thị Phấn làm Chủ tịch HĐTV) làm chủ đầu tư.

Không chỉ có vậy, dưới sự điều hành của Sáu Phấn, Ngân hàng Đại Tín lại tiếp tục đầu tư 571 tỷ đồng vào Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị Phú Mỹ Garden II (Bến Lức, Long An) do Công ty Cổ phần Phú Mỹ làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, bà Phấn còn chỉ đạo TrustBank đầu tư 330 tỷ đồng vào 2 dự án: The Star City và Go – Go City tại huyện Nhà Bè (TP HCM) do Công ty TNHH Địa ốc Lam Giang (công ty con do bà Phấn lập ra) làm chủ đầu tư.

Trong phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, đại diện VKSND cấp cao tại TP HCM cũng chỉ rõ, việc đầu tư của TrustBank đã vi phạm Luật doanh nghiệp khi cố tình thực hiện các hoạt động kinh doanh không đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Không chỉ thế, việc làm này của Ngân hàng Đại Tín còn vi phạm Luật các tổ chức tín dụng và vi phạm điều lệ TrustBank không được trực tiếp kinh doanh bất động sản do ngân hàng này đặt ra vào năm 2009.

Được biết, đến nay, Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị Phú Mỹ Garden II đã bị thu hồi. Ngoài ra, 2 dự án The Star City và Go – Go City tại huyện Nhà Bè vẫn chỉ là bãi đất trống

Có dấu hiệu trốn thuế

ba hu a thi pha n ru t ruo t ngan ha ng trustbank the na o
Cục cảnh sát kinh tế- Bô công an khám xét nhà bà Hứa Thị Phấn (ảnh: H.P).

Tháng 1/2008, bà Phấn mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, TP HCM của ông Nguyễn Xuân Lai với giá 21.762,3 cây vàng SJC. Đến tháng 10/2008, bà Phấn bán lại căn nhà này cho Công ty Cổ phần Địa ốc Lam Giang (Công ty con do bà Phấn lập ra) với giá 25.000 cây vàng SJC (tương đương khoảng 425 tỷ đồng). Năm 2012, bà Phấn lại bán tiếp tài sản trên cho bên mua là Ngân hàng Đại Tín với giá là 1.260 tỷ đồng.

Chuỗi hành vi mua bán lòng vòng như vậy của bà Phấn cũng đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn.

Theo đó, bà Phấn mua bán lòng vòng nhằm mục đích gì? Cơ quan chức năng cần làm rõ hồ sơ mua bán từng giai đoạn và xác minh tại cơ quan thuế để làm rõ bà Phấn có trốn thuế không? Theo thông báo nộp thuế ngày 16/2/2012 số tiền 25,2 tỷ đồng thì bà Phấn đã nộp chưa? Việc chuyển quyền sở hữu giữa Công ty Cổ phần Địa ốc Lam Giang cho bà Phấn có được thực hiện? Bà Phấn có trốn những khoản thuế khác hay không?...

Theo số liệu tại Chi cục Thuế Quận 1, TP HCM cho thấy, riêng trong thương vụ mua bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch (nay là nhà hàng Thiên Vương Tửu), bà Sáu Phấn đã có dấu hiệu trốn thuế 177 tỷ đồng.

Tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, luật sư Hà Hải cùng các cộng sự tham gia bào chữa cho ông Phạm Công Danh còn cho rằng, việc chuyển nhượng cổ phần tại Trust Bank từ nhóm bà Hứa Thị Phấn sang cho ông Phạm Công Danh là trái pháp luật.

Theo nhóm luật sư này, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ngày 9/10/2012 từ bà Sáu Phấn sang ông Phạm Công Danh là không có căn cứ pháp luật, sai cả hình thức và nội dung.

Lý giải điều này, nhóm luật sư cho biết, chủ thể tham gia ký Hợp đồng là trái pháp luật. Bởi lẽ, danh sách các cổ đông tham gia chuyển nhượng (do bà Phấn làm đại diện) hoàn toàn để trống. Chính vì vậy, bà Hứa Thị Phấn không đủ tư cách để đại diện cho các cổ đông tức các tổ chức, cá nhân để ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tại Trust Bank.

Bên cạnh đó, những luật sư này cũng cho rằng, số cổ phần và giá chuyển nhượng hơn 2.500 tỷ đồng tương ứng với cổ phần được ghi trong Hợp đồng này là hoàn toàn không có căn cứ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.