Vì sao bà Hứa Thị Phấn bị khởi tố và khám xét nhà?

Bà Hứa Thị Phấn, cựu lãnh đạo ngân hàng Trustbank, nay là ngân hàng Xây Dựng, vừa bị khởi tố để làm rõ những dấu hiệu sai phạm trong việc quản lý Trustbank, gây âm vốn điều lệ hơn 2.855 tỷ, lỗ lũy kế 6.600 tỷ đồng...
vi sao ba hu a thi pha n bi khoi to va kham xet nha Những con số khủng trong đại án VNCB
vi sao ba hu a thi pha n bi khoi to va kham xet nha VKS: Ông Trần Quí Thanh giúp sức cho Phạm Công Danh?
vi sao ba hu a thi pha n bi khoi to va kham xet nha Đại án VNCB: Phạm Công Danh khóc nức nở tại tòa

Thao túng tài chính ngân hàng để phục vụ mục đích riêng

vi sao ba hu a thi pha n bi khoi to va kham xet nha
Cục cảnh sát Kinh tế - Bô công an khám xét nhà bà Hứa Thị Phấn (ảnh: H.P).

Ngày 24/3, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đồng thời tiến hành khám xét nhà riêng của bà Hứa Thị Phần tại số 3 đường Công Lý, quận Thủ Đức.

Trong quá trình điều hành ngân hàng Trustbank Hoàng Văn Toàn (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Trustbank) đã gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng khi cho nhóm Phú Mỹ đại diện là bà Hứa Thị Phấn và nhóm Phương Trang vay tiền. Những khoản vay khổng lồ không có khả năng thu hồi nợ khiến ngân hàng Trustbank rơi vào tình trạng nợ xấu âm hơn 2.855 tỷ đồng.

Khi ông Hà Văn Thắm (nguyên chủ tịch ngân hàng Đại Dương, hiện đang chấp hành án phạt) tiếp quản ngân hàng Trustbank vào tháng 4/2012, ngân hàng này đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt của ngân hàng nhà nước, có tổ giám sát quản lý trực tiếp, mọi giao dịch trên 5 tỷ đồng phải có sự đồng ý của tổ giám sát.

Theo số liệu từ ngân hàng nhà nước vào tháng 29/2/2012, tổng tài sản Trustbank có 20.846 tỉ đồng, âm vốn chủ sở hữu 2.855 tỉ đồng, kết quả kinh doanh lỗ lũy kế hơn 6.600 tỉ đồng.

Sau quá trình xem xét thấy số nợ xấu quá lớn không có khả năng thu hồi nên Hà Văn Thắm đã giới thiệu Phạm Công Danh với Hứa Thị Phấn.

Vào tháng 8/2012 thỏa thuận mua bán giữa Hứa Thị Phấn và Phạm Công Danh được ký kết. Giá thỏa thuận mua bán là 4.600 tỷ đồng, bao gồm hơn 80% cổ phần của nhóm cổ đông cũ nhóm Phú Mỹ chuyển giao cho nhóm cổ đông mới nhóm Thiên Thanh, cũng như toàn bộ tài sản của nhóm này. Tuy nhiên, cho đến nay, nhóm Phú Mỹ vẫn chưa chuyển giao tài sản là các lô đất tại huyện Nhà Bè và quận 2 cho Phạm Công Danh.

vi sao ba hu a thi pha n bi khoi to va kham xet nha
Phía ngoài nhà bà Hứa Thị Phấn (ảnh: H.P).

Tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh vào tháng 9/2016, đại diện NHNN đã công bố ba nguyên nhân khiến cho Ngân hàng Đại Tín - TrustBank lâm vào cảnh khó khăn đều có liên quan đến Hứa Thị Phấn, bao gồm: Thứ nhất, bà Hứa Thị Phấn là cố vấn HĐQT và tỉ lệ sở hữu cao tại ngân hàng, thao túng tài chính ngân hàng để phục vụ các dự án, công ty của bà.

Thứ hai, nhóm khách hàng của Công ty Phương Trang đã sử dụng một lượng tiền lớn của Ngân hàng Trustbank mà cụ thể là của nhân dân đã chây ì trả nợ nhằm chiếm đoạt số tiền này của Ngân hàng Trustbank gây khó khăn cho Ngân hàng Trustbank.

Thứ ba, HĐQT, ban điều hành Ngân hàng Trustbank vi phạm Luật Các tổ chức tín dụng trong việc cấp tín dụng cho nhóm bà Hứa Thị Phấn và Phương Trang.

Khởi tố tại tòa

vi sao ba hu a thi pha n bi khoi to va kham xet nha
Bà Hứa Thị Phấn tại tòa (ảnh: L.H).

Cũng trong phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, bà Phấn với tư cách là người liên quan đã cho là: "Khi tôi rời ngân hàng là hoàn toàn tay trắng. Mọi người đang hiểu nhầm là ông Danh chuyển 3.600 tỉ cho tôi nhưng không phải. Tiền này ông Danh chuyển vào một tài khoản tại VNCB để trả nợ cho nhóm Phú Mỹ vay nợ để đầu tư bất động sản”.

Bà Phấn khẳng định chuyển giao ngân hàng theo đề án cơ cấu không có cầm 3.600 tỉ đồng nên không biết lấy đâu mà trả.

HĐXX cho rằng bà Phấn và nguyên lãnh đạo, cán bộ Trustbank có hành vi sai phạm dẫn đến thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng trước khi chuyển nhượng cho ông Danh gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho ngân hàng. Bị cáo Danh mua ngân hàng Trustbank trong tình trạng ngân hàng đã bị âm. Việc chuyển giao ngân hàng có dấu hiệu lừa đảo…

HĐXX cũng xác định hai khoản vay trên đã gây thiệt hại cho Ngân hàng VNCB là gần 471 tỉ đồng. Các bị cáo là nhân viên tín dụng và hội đồng tín dụng chi nhánh đã bị truy tố về việc thẩm định và xét duyệt cho vay đối với hai khoản vay này. Trong khi đó, các đối tượng là thành viên hội đồng tín dụng Ngân hàng Trustbank là những người duyệt, cấp tín dụng cho vay nhưng không bị truy tố, xử lý là chưa phù hợp.

Hành vi này của nhóm hội đồng tín dụng Ngân hàng Trustbank gồm Hoàng Văn Toàn, Hứa Thị Phấn và các thành viên khác có liên quan có dấu hiệu về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo Điều 179 Bộ luật Hình sự.

Trước đón ngày 10/1/2017, khi phiên xử phúc thẩm ông Danh đang diễn ra, Bộ Công an đã tống đạt khởi tố, tạm giam với hàng loạt lãnh đạo của Ngân hàng Trustbank gồm Hoàng Văn Toàn và ông Trần Sơn Nam (nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Trustbank) sau đó di lý ngay ra Hà Nội. Ông Toàn là chủ tịch ngân hàng Trustbank trong giai đoạn điều hành ngân hàng gây ra nhiều thất thoát do cho nhóm Phú Mỹ của bà Phấn vay vốn.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.