Vụ ‘rút ruột’ ngân hàng TrustBank: Gây họa rồi bán trách nhiệm

Hứa Thị Phấn gây lỗ lũy kế hàng nghìn tỷ đồng cho ngân hàng TrustBank và tạo bước đệm để Phạm Công Danh hủy diệt ngân hàng này ngay sau khi tiếp quản.
vu ru t ruo t ngan ha ng trustbank gay ho a ro i ba n tra ch nhie m Bà Hứa Thị Phấn 'rút ruột' ngân hàng TrustBank thế nào?
vu ru t ruo t ngan ha ng trustbank gay ho a ro i ba n tra ch nhie m Bị khởi tố, tại sao không thấy bà Hứa Thị Phấn xuất hiện?
vu ru t ruo t ngan ha ng trustbank gay ho a ro i ba n tra ch nhie m Vì sao bà Hứa Thị Phấn bị khởi tố và khám xét nhà?

Gây lỗ nghiêm trọng

vu ru t ruo t ngan ha ng trustbank gay ho a ro i ba n tra ch nhie m
Bà Hứa Thị Phấn tại tòa (ảnh: L.H).

Theo điều tra, trong 2 năm 2009 – 2010, bà Hứa Thị Phấn (còn gọi là Sáu Phấn), Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phú Mỹ đã bỏ ra khoảng 2.000 tỷ đồng, nhờ người đứng tên mua lại 84,92% cổ phần để trở thành cổ đông lớn nhất Ngân hàng Đại Tín - Trust Bank.

Những tưởng khi lên nắm quyền điều hành Trust Bank, Sáu Phấn sẽ đưa ngân hàng này phát triển mạnh hơn nữa. Nào ngờ, khi “lên ngôi”, bà Phấn lại sử dụng ảnh hưởng của mình, nhờ 29 đối tượng đứng tên giúp, vay của Trust Bank số tiền lên tới 3.581 tỷ đồng. Tài sản thế chấp cho khoản vay phần lớn là những khoảnh đất nông nghiệp tại huyện Nhà Bè.

Đáng chú ý, trong lần vay mượn này, những khoảnh đất dùng để thế chấp nếu quy ra giá thị trường vào thời điểm ấy chỉ khoảng 0,3 – 1 triệu đồng/m2 nhưng lại được Trust Bank định giá lên tới 8 - 32 triệu đồng/m2.

“Được nước lấn tới”, Sáu Phấn tiếp tục dùng lại “chiêu bài” cũ đã được tinh luyện để tiếp tục nâng khống giá bất động sản nhằm bòn rút Trust Bank. Điều đó được thể hiện rõ qua hợp đồng mua, bán nhà khi giá trị quyền sử dụng đất được nâng lên đến hơn 2 tỷ đồng/m2; trong khi giá đất (trọn đường) Phạm Ngọc Thạch, Quận 1 là 37,4 triệu đồng/m2 (theo Quyết định số 82/2011/QĐ-UBND ngày 18/12/2011 của UBND TP HCM).

Sáu Phấn còn liên tục phối hợp với những “chân rết”, sử dụng “chiêu thức” tương tự để chiếm hữu thêm các căn nhà số 10 Lý Tự Trọng, 426 Nguyễn Thị Minh Khai hay nhà số 1 – 3 – 5 Cao Xuân Dục, Quận 8, TP HCM.

Không những thế, đến cuối năm 2012, trước thời điểm ông Phạm Công Danh (người mua lại Trust Bank) tiếp quản, vốn chủ sở hữu của Trust Bank đã tiếp tục âm tới 5.711 tỷ đồng, lỗ lũy kế 8.765 tỷ đồng.

Kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước vào ngày 10/7/2012 đã cho thấy, thực trạng tài chính của Trust Bank khi ấy rất xấu, vốn chủ sở hữu bị âm 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 6.061 tỷ đồng, trong khi đó vốn điều lệ của nhà băng này chỉ 3.000 tỷ đồng.

Dưới thời bà Phấn, Trust Bank - tiền thân của Ngân hàng Xây dựng từ một ngân hàng triển vọng nhất miền Tây dần trở thành một “cổ máy rỗng ruột”, từng bước lún sâu vào vòng xoáy khủng hoảng. Bà Phấn là đầu tàu lái chiếc thuyền mang tên Trust Bank đến “cửa tử”.

Với hàng loạt các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật nêu trên, Hứa Thị Phấn và những người liên quan trong nhóm Phú Mỹ đã bị khởi tố ngay tại phiên tòa xét xử đại án Phạm Công Danh.

“Gắp lửa bỏ tay người”

vu ru t ruo t ngan ha ng trustbank gay ho a ro i ba n tra ch nhie m
Sau khi rút ruột ngân hàng TrustBank Hứa Thị Phấn đã bán lại cho Phạm Công Danh (ảnh: L.H).

Theo kết luận thanh tra TrustBank vào ngày 10/7/2012, tình trạng tài chính của Công ty TNHH Phú Mỹ, Công ty Cổ phần Phú Mỹ và Công ty TNHH Địa ốc Lam Giang là rất khó khăn, không có khả năng hoàn trả lại số tiền góp vốn cho TrustBank. Chính vì vậy, ngân hàng này đã phải trích lập dự phòng 50% tống số vốn góp.

Cơ quan điều tra cho rằng, đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc tại thời điểm cuối tháng 2/2012, TrustBank bị lỗ lũy kế 6.061 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 2.855 tỷ đồng. Không những thế, đến ngày 31/12/2013, TrustBank lại phải trích lập 100% (1.038 tỷ đồng).

Tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh đại diện VKSND TP HCM, việc trích lập như thế không chỉ gây thiệt hại cho VNCB (ngân hàng Xây dựng Việt Nam, đổi tên từ TrustBank) mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng này. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến tình hình tài chính của VNCB bị khủng hoảng, mất thanh khoản nghiêm trọng và có nguy cơ đổ nát bất cứ lúc nào.

Kết quả điều tra còn cho thấy, khoản nợ 1.096 tỷ đồng được bà Hứa Thị Phấn khéo léo chuyển giao cho Tập đoàn Thiên Thanh (ông Phạm Công Danh làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc) theo thỏa thuận chuyển giao quyền và nghĩa vụ sở hữu TrustBank.

Điều đáng nói là Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh không có năng lực tài chính nên sau khi tiếp quản TrustBank, Danh và nhóm Thiên Thanh không thực hiện nghĩa vụ tái cơ cấu mà lại tiếp tục “rút ruột” trên 18.000 tỷ đồng của ngân hàng này. Việc làm như vậy của “chủ mới” TrustBank đã khiến tình hình tài chính của VNCB ngày càng trầm trọng hơn, mất thanh khoản đáng kể. Đặc biệt, khi Phạm Công Danh đã bị khởi tố, số tiền trên càng khó thu hồi hơn.

Trước những việc Hứa Thị Phấn gây lỗ lũy hàng ngàn tỷ đồng cho TrustBank và tạo “bước đệm” để Phạm Công Danh “hủy diệt” ngân hàng này ngay sau khi tiếp quản.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.