Những con số khủng trong đại án VNCB

Đại án kinh tế xảy ra tại ngân hàng VNCB gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng, do Phạm Công Danh cùng đồng phạm thực hiện, đây là vụ án gây thất thoát số tiền lớn nhất trong lịch sử tố tụng của Việt Nam.
nhu ng con so khu ng trong da i a n vncb Đại án VNCB: Làm sáng tỏ giao dịch 5.190 tỷ đồng
nhu ng con so khu ng trong da i a n vncb Đại án VNCB: Phạm Công Danh xin lỗi thuộc cấp
nhu ng con so khu ng trong da i a n vncb Đại án VNCB: Hơn 5.000 tỷ đồng của khách hàng 'bốc hơi' trong bối cảnh nào?

Thua lỗ và âm vốn 38.225 tỷ đồng

nhu ng con so khu ng trong da i a n vncb
Bị cáo Phạm Công Danh.

Từ 9/2/2012 đến 10/7/2012, Ngân hàng Nhà nước quyết định thanh tra TrustBank, kết luận thực trạng tài chính của Trustbank là rất xấu, trong đó vốn chủ sở hữu âm 2.854,8 tỷ đồng, lỗ lũy kế gần 6.062 tỷ đồng.

Kể từ khi nhóm Phạm Công Danh vào điều hành ngân hàng (tháng 7/2012), kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng này không khả quan mà theo chiều hướng ngày càng thua lỗ, vốn chủ sở hữu tiếp tục âm, nợ xấu có khả năng mất vốn tăng cao và thanh khoản luôn ở mức báo động.

Cụ thể, theo kết luận thanh tra, ngày 10/7/2012 của NHNN tại thời điểm thanh tra, vốn chủ sở hữu của ngân hàng bị âm 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 6.061 tỷ đồng. Nhưng đến cuối năm, theo báo cáo tài chính (BCTC) TrustBank năm 2012 đã kiểm toán thì kết quả kinh doanh lỗ lũy kế 8.765 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5.711 tỷ đồng.

BCTC năm 2013 đã kiểm toán, ngân hàng ghi nhận lỗ lũy kế 11.348 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 8.293 tỷ đồng. Vào thời điểm khởi tố vụ án (26/7/2014), vốn chủ sở hữu ngân hàng âm 18.469 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 38.255 tỷ đồng, tổng tài sản là 16.745 tỷ đồng.

Trong hệ thống ngân hàng, tính đến thời điểm này, Ngân hàng Xây dựng (tiền thân là TrustBank) là ngân hàng có phần thua lỗ và âm vốn chủ sở hữu nặng nhất.

Thất thoát 9.000 tỷ

Theo kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An và Cáo trạng của VKSNDTC, Phạm Công Danh và đồng phạm đã thực hiện 10 phi vụ rút tiền khỏi ngân hàng Xây dựng, tổng cộng 18.687 tỷ đồng, trong đó gây thiệt hại cho ngân hàng 15.260 tỷ đồng.

Tuy nhiên các hành vi và khoản tiền liên quan đến 3 ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank được tách ra vụ án khác, do đó trong đại án này Phạm Công Danh và đồng phạm chỉ bị xét xử vì liên quan đến 7 phi vụ rút tiền tổng cộng hơn 12.000 tỷ và gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng 9.133 tỷ đồng.

Số tiền bị rút ra và gây thất thoát cho ngân hàng hơn 9.000 tỷ đồng trong 1 vụ án là lớn nhất trong lịch sử tố tụng từ trước tới nay (gấp đôi đại án Huyền Như).

Hơn 20 giám đốc nhúng chàm

nhu ng con so khu ng trong da i a n vncb
Hơn 20 giám đốc làm cho Phạm Công Danh bị nhúng chàm.

Trong vụ án, ngoài các bị cáo nguyên là chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc ở Ngân hàng Xây dựng, còn có hơn 20 vị mang chức danh Tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc.

Cụ thể, có hai giám đốc chi nhánh của VNCB là bị cáo (VNCB Sài Gòn và VNCB Lam Giang), 15 giám đốc, tổng giám đốc của các công ty, một giám đốc trung tâm công nghệ thông tin ngân hàng, 2 phó giám đốc chi nhánh.

Tổng số 36 bị cáo thì có đến 20 người đang công tác tại Ngân hàng Xây dựng trước khi bị khởi tố.

Gần 200 năm tù

Ngày 9/9 TAND TP HCM đã tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh 18 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, 20 năm tù tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng - Tổng hợp hình phạt bị cáo Danh phải chịu là 30 năm tù (theo quy định tù có thời hạn không quá 30 năm tù).

Cùng tội danh trên, tòa tuyên phạt các bị cáo Phan Thành Mai 22 năm tù, bị cáo Mai Hữu Khương 20 năm tù, bị cáo Hoàng Đình Quyết 19 năm tù. Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ án treo tới 9 năm tù.

Về phần dân sự, HĐXX buộc Phạm Công Danh phải bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại mà Danh cùng đồng phạm đã gây ra. Bà Quách Kim Chi và Phạm Công Danh phải liên đới bồi thường theo tỷ lệ góp vốn trong tập đoàn Thiên Thanh.

Nhóm giám đốc "bù nhìn" chỉ là những người làm công ăn lương, không được hưởng lợi nên không phải liên đới bồi thường các khoản tiền dân sự.

Tang vật vụ án hơn 6.000 tỷ đồng

nhu ng con so khu ng trong da i a n vncb
Đại án VNCB tang vật được xác định lên tới 6.000 tỷ đồng.

Trong phiên tòa sơ thẩm, HĐXX đã xác định tang vật vụ án này trên 6.000 tỷ đồng. Cụ thể, buộc bà Hứa Thị Phấn phải trả lại 948 tỷ đồng và 87 tỷ đồng cho CB mà Danh đã chuyển cho bà Phấn bởi đây là tiền mà Phạm Công Danh dùng thủ đoạn rút ra khỏi ngân hàng để trả cho nhóm Phú Mỹ.

Đối với số tiền 5.190 tỷ đồng nhóm bà Trần Ngọc Bích vay của VNCB bằng 124 sổ tiết kiệm sau đó các bị cáo "thực hiện hành vi trái pháp luật" chuyển vào tài khoản của ông Danh để ông này chuyển trả nợ ông Thanh, theo HĐXX "là tiền tang vật vụ án" do đó cần thu hồi để khắc phục thiệt hại. Quan vệ vay mượn giữa ông Danh và ông Trần Quí Thanh thông qua bà Bích là quan hệ dân sự khác nên tòa tách ra để giải quyết bằng vụ án dân sự khi ông Thanh có yêu cầu.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.