Trong phiên xử Trầm Bê - Phạm Công Danh ngày 11/1, VKS cho rằng Phạm Công Danh rút tiền bất hợp pháp chuyển vào Sacombank, rồi rút từ Sacombank để trả cho BIDV 1.700 tỷ đồng. Theo VKS, đây là số tiền phạm pháp. “Số tiền này là tiền vi phạm, các ông thu về thì giờ xử lý thế nào?”, đại diện VKS hỏi.
Trả lời cơ quan công tố, ông Đoàn Ánh Sáng, Phó tổng giám đốc BIDV, nói: "Doanh nghiệp có nợ đến hạn trả thì chúng tôi thu chứ không biết đó là tiền phạm pháp hay không".
Phạm Công Danh được cảnh sát đưa đến tòa ngày 12/1. Ảnh: Tùng Tin.
Trao đổi với Zing.vn về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP.HCM) nói: Nếu cơ quan công tố cho rằng nguồn tiền Phạm Công Danh trả cho BIDV là do phạm tội mà có, bằng cách rút tiền bất hợp pháp từ VNCB vay Sacombank 1.800 tỷ đồng để trả cho BIDV, thì cần soi xét giao dịch vay nợ có tài sản đảm bảo hay không. Đại diện BIDV có biết được đây là số tiền do Phạm Công Danh phạm tội mà có hay không để trên cơ sở đó HĐXX có phán quyết phù hợp.
"Chủ thể BIDV cho vay là pháp nhân - Tập đoàn Thiên Thanh, chứ không phải cá nhân ông Phạm Công Danh vay. Mặc khác, BIDV không biết được số tiền này do phạm tội mà có, cho nên khó xử lý đối với số tiền đã tất toán hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản đảm bảo đã nêu", luật sư Đức nêu quan điểm.
Luật sư Phương Văn Thêm (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng trong vụ này lỗi cơ bản là ngân hàng cho Phạm Công Danh vay. Bên thứ ba là BIDV được cho là "ngay tình". "Nếu không có tình tiết gì khác thì việc trả lời của ông Đoàn Ánh Sáng là đúng", luật sư Thêm nói.
Ông Đoàn Ánh Sáng, Phó tổng giám đốc BIDV. Ảnh: Kỳ Hoa.
Không cùng quan điểm trên, luật sư Trần Thị Ánh (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết Khoản 2-3 Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về việc Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, như sau:
"Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu".
Căn cứ quy định trên, đối với số tiền Phạm Công Danh vay từ Sacombank chuyển trả cho BIDV, nếu đã xác định do hành vi phạm tội mà có thì phải được thu hồi trả cho chủ sở hữu hợp pháp. Việc số tiền có thể bị tịch thu hay không còn tùy vào việc xác định lỗi của Sacombank.
Đồ họa: Phượng Nguyễn.
Pháp luật 07:32 | 06/08/2018
Pháp luật 23:57 | 05/08/2018
Pháp luật 08:42 | 01/08/2018
Pháp luật 00:13 | 01/08/2018
Pháp luật 06:41 | 31/07/2018
Pháp luật 00:12 | 31/07/2018
Pháp luật 07:13 | 30/07/2018
Pháp luật 04:36 | 30/07/2018