DIC Holdings muốn vay với hạn mức tối đa 520 tỷ đồng từ BIDV và SeABank

HĐQT của DIC Holdings vừa thông qua việc vay với hạn mức tối đa 520 tỷ đồng từ BIDV và SeABank để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Ngày 7/4 vừa qua, Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Xây dựng DIC Holdings (mã chứng khoán: DC4) vừa thông qua việc vay vốn ngắn hạn tối đa 320 tỷ đồng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Trong đó, hạn mức vay ngắn hạn và bảo lãnh thanh toán, L/C là 255 tỷ đồng, hạn mức thấu chi là 15 tỷ đồng và hạn mức bảo lãnh khác (không bao gồm bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn) là 50 tỷ đồng.

DIC Holdings cho biết, trong trường hợp dư nợ vay và bảo lãnh thanh toán, L/C dưới 255 tỷ đồng, dư nợ bảo lãnh khác có thể tăng tương ứng nhưng tổng dư nợ vay ngắn hạn, bảo lãnh thanh toán, L/C, thấu chi và bảo lãnh khác không vượt quá 320 tỷ đồng.

Bên cạnh việc vay vốn, HĐQT công ty cũng thông qua việc đề nghị ngân hàng cấp bảo lãnh để thực hiện hợp đồng thiết kế thi công mua sắm và xây lắp (EPC) trọn gói chìa khóa trao tay cho gói thầu H&I 7: nhà kho 1 của dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam.

Cụ thể, giá trị hợp đồng (không bao gồm VAT) là 485,8 tỷ đồng; phát sinh thêm V01, V02, V03, V04, tổng giá trị hợp đồng sau tăng thêm là 515,9 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 12 tháng. Chủ đầu tư của dự án là Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn.

DIC Holdings đề nghị BIDV phát hành các loại bảo lãnh như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng, bảo lãnh tiền giữ lại và bảo lãnh bảo hành với tổng số tiền phát sinh tăng là 151,8 tỷ đồng, trong đó, BIDV đã phát hành tổng cộng 124,7 tỷ đồng và hơn 27 tỷ đồng còn phải phát hành.

Về việc thế chấp tài sản vay vốn, DIC Holdings cho biết, công ty chấp thuận tiếp tục thế chấp các tài sản của công ty bao gồm bất động sản, máy móc thiết bị, hợp đồng tiền gửi, các quyền đòi nợ,.... để đảm bảo cho các khoản vay, bảo lãnh và các nghĩa vụ khác đã, đang và sẽ phát sinh tại BIDV chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cùng với đó, công ty cũng thế chấp bổ sung quyền đòi nợ khối lượng xây lắp hình thành trong tương lai từ việc thực hiện hợp đồng EPC được nêu ở trên.

Cũng trong ngày 7/4, HĐQT của DIC Holdings còn thông qua vay vốn tại một ngân hàng khác là SeABank - chi nhánh Vũng Tàu với hạn mức tối đa là 200 tỷ đồng.

Trong đó, hạn mức vay vốn là 100 tỷ đồng, hạn mức bảo lãnh là 100 tỷ đồng và hạn mức bao thanh toán là 112 tỷ đồng. Thời hạn vay của hạn mức là 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng, thời hạn vay tối đa là 9 tháng và mức lãi suất theo quy định tại SeABank tại thời điểm giải ngân.

Công ty cho biết, mục đích vay vốn là nhằm bổ sung vốn lưu động, phát hành bảo lãnh, bao thanh toán để phục vụ hoạt động xây lắp của công ty.

Tại ngày 31/12/2022, tổng nợ tài chính của công ty là 175,2 tỷ đồng, tăng 18,3% so với đầu năm 2022, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng.

Nói thêm về tình hình kinh doanh của công ty, theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu thuần 263,9 tỷ đồng, giảm 57% so với năm 2021. Công ty báo lỗ sau thuế 2 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lãi 42,5 tỷ đồng. 

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.