Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Long An

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Long An được thể hiện trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tỉnh Long An có tổng diện tích 4.492 km², phía đông và đông bắc giáp với TP HCM và tỉnh Tây Ninh, phía bắc tỉnh Svay Rieng (Vương Quốc Campuchia), phía tây và tây bắc giáp giáp với tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng (Vương quốc Campuchia), phía nam giáp với tỉnh Tiền Giang.

Quy hoạch giao thông tỉnh Long An được xác định tại quyết định 4666/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định này được UBND tỉnh Long An phê duyệt ngày 30/12/2013 và vẫn có giá trị cho tới khi quy hoạch mới được lập, phê duyệt.

Tỉnh Long An là khu vực kết nối các vùng kinh tế động lực của quốc gia (vùng TP HCM, vùng Đồng Bằng sông Cửu Long) và vùng Campuchia; Đầu mối giao thông quan trọng kết nối tỉnh Long An với quốc tế, quốc gia; Vùng phát triển đô thị - công nghiệp tập trung, trung tâm thương mại dịch vụ đa ngành, trung tâm phát triển nông nghiệp chuyên canh, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái đặc trưng và đa dạng sinh học Đồng Tháp Mười; Có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng.

Theo quyết định 4666 nói trên, quy hoạch giao thông tỉnh Long An cụ thể như sau: 

Giao thông đối ngoại: Các trục dọc, ngang; Đường cao tốc TP HCM – Trung Lương: quy mô (4 + 2) làn xe, lộ giới 60 - 140m; Đường N2 (trục cao tốc đường Hồ Chí Minh): tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2 - 4 làn xe, lộ giới 60m. Xây dựng mới tuyến nối thẳng từ đường N2 (đường Lộc Giang - Thuận Nghĩa Hòa), tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe, nền 12m; Đường N1 tiêu chuẩn đường cấp IV, mặt 6m, nền 9m; Quốc lộ 1A: tiêu chuẩn đường cấp II, 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, lộ giới 40 - 120m; Quốc lộ 50: tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 6 làn xe, nền 25m; Quốc lộ 50B (đường Cần Đước - Chợ Gạo): tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe cơ giới; Quốc lộ 62A: tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe; Quốc lộ 62B: tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe; Quốc lộ 62C: tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe. 

Các đường vành đai: Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành: là 1 phần của tuyến đường vành đai 3, sẽ được đầu tư giai đoạn 1 quy mô (4 + 2) làn xe; Đường vành đai 4: quy mô 6 - 8 làn xe. 

Giao thông trong tỉnh: Nâng cấp mở rộng các tuyến đường tỉnh, đường huyện hiện có, xây dựng mới các tuyến đường, kết nối chặt chẽ trung tâm các huyện, thị xã và thành phố Tân An với mạng lưới giao thông quốc gia. Các tuyến đường đạt tiêu chuẩn cấp III, IV, được nhựa hóa 100 %. 

Giao thông đường sắt: Đường sắt TP HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ: vận tốc thiết kế 200 km/h nằm trong quy hoạch đường sắt quốc gia, phục vụ vận tải hàng hóa và hành khách. 

Đường sắt chuyên dụng Cần Đước – Cần Giuộc – TP HCM: nổi từ đường sắt quốc gia tới cảng Cát Lái, Hiệp Phước và kết nối tuyến đường sắt TP HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ, phục vụ nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa từ các cảng dọc sông Sài Gòn. 

Giao thông đường thủy: Tuyến chính trong vùng đồng bằng sông Cửu Long: có 2 hành lang trong số 5 hành lang giao thông chính của vùng đi qua địa bàn tỉnh Long An: Hành lang TP HCM - sông Chợ Đệm - sông Bến Lức - kênh Thủ Thừa - kênh Rạch Chanh - kênh Nguyễn Văn Tiếp - Phong Mỹ - Cái Dầu - Tri Tôn; Hành lang TP HCM - Mỹ Tho - Trà Vinh - Cà Mau - Rạch Sỏi. 

Tuyến sông quốc gia: Tuyến TP HCM - Mộc Hóa: chạy dọc theo sông Bến Lức - sông Vàm Cỏ Đông - Kênh Thủ Thừa - sông Vàm Cỏ Tây đạt cấp III đường thủy quốc gia; Tuyến TP HCM đi đồng bằng sông Cửu Long theo sông Cần Giuộc - sông Soài Rạp - Rạch Lá - Kênh Chợ Gạo đạt cấp II đường thủy quốc gia . Các tuyến đường thủy chính theo sông Vàm Cỏ Đông , Vàm Cỏ Tây , Chợ Đệm - Bến Lức , Dương Văn Dương , Rạch Lá , kênh Nước Mặn đạt cấp II đường thủy quốc gia.

Tuyến sông cấp tỉnh: Tuyến cấp II: sông Nhật Tảo, Cần Đước, Lò Gạch, kênh Xáng Lớn, kênh An Hạ, kênh Bo Bo, kênh Trà Cú Thượng; Tuyến cấp III: sông Long Khốt, rạch Cái Rung, rạch Bầu Nâu, kênh Bà Mía, kênh Thủy Tân, kênh Bà Miều, kênh 12, kênh Bảy Thước, kênh Ngang kênh 79. 

Hệ thống cảng: Cảng quốc tế Long An: tiếp nhận tàu biển trọng tải từ 30.000 - 70.000 DWT; Cảng quốc tế Bourbon Bến Lức và cụm cảng chuyên dùng dọc sông Vàm Cỏ Đông từ Bến Lức đến Cần Đước: tiếp nhận tàu biển trọng tải 5.000 DWT; Cảng Tân An cảng Phước Đông: tiếp nhận tàu trọng tải 500 DWT, công suất khoảng 500.000 tấn/năm. 

Giao thông công cộng: Tổ chức các tuyến xe buýt liên tỉnh đi TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Tiền Giang và tuyến xe buýt đi lại giữa các đô thị trong tỉnh. Trong TP Tân An tổ chức các tuyến giao thông công cộng bằng xe buýt trên các trục đường chính.

Bến xe: bến xe liên tỉnh bố trí tại thành phố Tân An quy mô 3 – 7 ha; xây dựng mới và cải tạo bến xe tại các đô thị huyện lỵ, thị trấn với quy mô 2 – 4 ha.

Bãi đậu xe: tại các trung tâm đô thị, khu vực có các công trình tập trung đông người... có các bãi đậu xe phù hợp .

Dưới đây là quy hoạch giao thông tỉnh Long An thể hiện trên bản đồ quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Long An:

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Long An - Ảnh 1.

Tỉnh Long An trên bản đồ Google vệ tinh.

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Long An - Ảnh 2.

Quy hoạch giao thông tỉnh Long An thể hiện trên bản đồ quy hoạch chung thành phố Tân An. (Nguồn: Sở Quy hoạch & Kiến trúc tỉnh Long An).

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Long An - Ảnh 3.

Ký hiệu giao thông trên bản đồ quy hoạch. (Nguồn: Sở Quy hoạch & Kiến trúc tỉnh Long An).

- Xem chi tiết quy hoạch giao thông tỉnh Long An theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Tân An TẠI ĐÂY.

- Xem thêm: Cập nhật toàn bộ bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Long An TẠI ĐÂY.