Tags

Bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc

Tìm theo ngày
Bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc mới nhất

Bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc mới nhất

Nhu cầu mua bán đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay đang tăng cao. Chính vì thế thông tin liên quan đến bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc luôn luôn được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu.

Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc tại 2 thành phố và 7 huyện trực thuộc địa bàn tỉnh.

Giới thiệu về tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng có cả dạng địa hình trung du và miền núi. Tỉnh có vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên (với ranh giới là dãy núi Tam Đảo) và tỉnh Tuyên Quang; Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ với ranh giới tự nhiên là sông Lô; Phía nam và phía đông giáp thủ đô Hà Nội với ranh giới tự nhiên là sông Hồng.

Tỉnh có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có tuyến Quốc lộ 2, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua trên địa bàn. Có 4 dòng chính chảy qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc gồm có: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.

Chi tiết về bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc được thể hiện trong bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc.

Về quy hoạch giao thông, 20/1/2012 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 113/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

Theo quyết định 113 nói trên, quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể như sau:

Giao thông vận tải

- Cơ bản hình thành khung hạ tầng giao thông trong giai đoạn đến năm 2020, bao gồm hệ thống giao thông đối ngoại và giao thông kết nối giữa các địa bàn trong tỉnh với hệ thống giao thông đối ngoại, trên cơ sở đảm bảo quản lý tốt hành lang giao thông đối ngoại trong định hướng bố trí không gian kinh tế - xã hội thống nhất trên địa bàn tỉnh.

- Từng bước hiện đại hóa mạng giao thông nội tỉnh đảm bảo nâng cao năng lực thông qua, tăng tốc độ lưu thông, đảm bảo an toàn giao thông trên toàn hệ thống.

- Quản lý và tổ chức tốt, nâng cấp giao thông đô thị tại các thành phố, thị xã.

- Mở rộng, nâng cấp mạng giao thông nông thôn vào cuối giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo, hướng tới mạng giao thông nông thôn thuận tiện, an toàn … thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực nông thôn.

- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai xây dựng mới đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đoạn qua Vĩnh Phúc; hoàn thiện tuyến tránh quốc lộ 2A (đoạn qua Vĩnh Yên); triển khai xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên tuyến quốc lộ 2C qua Sông Hồng kết nối với Hà Nội; nâng cấp và cải tạo một số tuyến đường như quốc lộ 2, quốc lộ 2C, quốc lộ 2B; nghiên cứu dự án xây dựng đường sắt khổ rộng Hà Nội - Lào Cai; cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt hiện hữu.

- Tiếp tục xây dựng các tuyến đường tỉnh, đường nội thị, các tuyến đường giao thông nông thôn để đảm bảo tốt nhu cầu đi lại và kết nối giữa các điểm dân cư.

- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống bến xe, bãi đỗ, các trạm đỗ xe, các điểm đỗ xe; xây dựng các tuyến xe buýt để dần dần đưa hoạt động vận tải vào nền nếp, giảm thiểu tai nạn giao thông và tạo điều kiện cho nhân dân đi lại.

- Xây dựng một số cảng lớn có công suất 500.000 tấn/năm và các cảng đường thủy nội địa do tỉnh quản lý; nâng cấp tuyến đường sông Hà Nội - Việt Trì lên cấp II, nâng cấp các tuyến đường vào cảng kết hợp với nâng cấp các tuyến đê (đảm bảo an toàn đê và khai thác hiệu quả vận tải trên đê).

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc được thể hiện trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về quy hoạch, 20/1/2012 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 113/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

Mục tiêu cụ thể: Hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung; tạo hạt nhân để phát triển đồng bộ các tiểu vùng và các địa phương trong Tỉnh; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu dân cư, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ ở các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên địa bàn Tỉnh.

Mở rộng không gian đô thị trung tâm: gồm các hạt nhân chính là thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, đô thị mới Bồ Sao, Tân Tiến, Chấn Hưng, thị trấn Hương Canh.

Định hướng phát triển các khu vực đô thị vệ tinh trong tổng thể thành phố Vĩnh Phúc trong tương lai: Các đô thị vùng trung du và miền núi phía Bắc: gồm thị trấn Tam Đảo, thị trấn Hợp Châu (huyện Tam Đảo), thị trấn Hợp Hòa (huyện Tam Dương), thị trấn Xuân Hòa (huyện Lập Thạch), thị trấn cảng sông Như Thụy (Lập Thạch). Ngoài 6 đô thị hạt nhân, cụm đô thị này sẽ gồm 28 thị tứ là trung tâm phát triển của các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên.

Các đô thị phía Nam: thị trấn huyện lỵ Vĩnh Tường, thị trấn Yên Lạc, thị trấn cảng sông Vĩnh Thịnh thuộc huyện Vĩnh Tường. Chuỗi đô thị này sẽ bao gồm các thị tứ tại huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc.

Các loại bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc

Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500

Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000

Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000

Cách tra cứu bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc

Người dân có thể tra cứu dễ dàng các thông tin về bản đồ quy hoạch tại tỉnh Vĩnh Phúc trên internet. Cần lưu ý xem thông tin các trang chính thống có uy tín. Muốn tra cứu bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc người dân có thể truy cập Cổng thông tin quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị Việt Nam hoặc tại Sở tài nguyên và môi trường Vĩnh Phúc để có thông tin chính xác nhất.

Mong rằng những nội dung nêu trên có thể mang lại nhiều thông tin bổ ích đối với bạn đọc và các nhà đầu tư và những người đang quan tâm đến thị trường bất động sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.