Bão số 7 di chuyển đáng kinh ngạc, nguy cơ vỡ đập

Bão số 7 di chuyển rất nhanh, có lúc gần 40km/h. Hoàn lưu bão sẽ gây mưa vừa, mưa to 4 ngày cho khắp Bắc Bộ.

Tại cuộc họp ứng phó với bão số 7 và mưa lũ sau bão sáng nay, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc TT Dự báo khí tượng thuỷ văn TƯ cho biết, bão số 7 đang di chuyển rất nhanh với tốc độ đáng kinh ngạc, có lúc đạt gần 40km/h.

Trong trưa nay, bão sẽ đi vào đất liền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) với sức gió mạnh cấp 11, giật cấp 14, sau đó suy yếu dần. Đến 19h tối nay, bão sẽ nằm trên đất liền phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông với sức gió cấp 8, giật cấp 10.

bao so 7 di chuyen dang kinh ngac nguy co vo dap
Bão số 7 không gây gió mạnh cho nước ta nhưng gây mưa lớn cho khắp Bắc Bộ vào đến Bắc Trung Bộ

Những giờ tiếp theo, các trung tâm lớn đều dự báo bão sẽ di chuyển theo hướng Tây Bắc sau đó ngả theo hướng Tây, suy yếu thành áp thấp hướng về các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta.

“Bão hầu như không gây gió mạnh trên Vịnh Bắc Bộ và đất liền nước ta. Song cần đặc biệt đề phòng dông, lốc, sét và gió mạnh do hoàn lưu xa cơn bão”, ông Cường lưu ý.

Ông Cường cho biết, do ảnh hưởng bão, khắp từ Bắc Bộ vào đến Bắc Trung Bộ sẽ có mưa vừa, mưa to từ 28-31/8. Trọng tâm mưa rơi vào các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, tổng lượng mưa trong 2 ngày 28-29/8 có thể lên tới 150mm, nếu tỉnh tổng đến 31/8 có thể lên tới 250mm, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đặc biệt cao.

Hồ đầy nước, nguy cơ vỡ đập cao

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, từ tháng 6 đến nay, khu vực miền núi phía Bắc đã liên tiếp có mưa lớn, tổng lượng mưa trung bình từ 1.000 - 1.800mm, một số nơi trên 2.000mm như Việt Lâm, Hà Giang 2.922mm, Tam Đường, Lai Châu 2.500mm, Móng Cái, Quảng Ninh 2.553mm... Cá biệt tại Bắc Quang, Hà Giang mưa 4.348mm.

“Trong 5-7 năm qua, khu vực này chưa có đợt mưa nào lượng lớn như này”, Bộ trưởng Cường thông tin.

Theo Bộ trưởng Cường, dù bão số 7 không tác động về sức gió nhưng tác động mưa rất lớn, nhất là khi vùng núi phía Bắc đã bão hoà nước, trong khi độ dốc lớn, thực bì sinh học, chất lượng rừng rất kém nên nếu xảy ra lũ quét, sạt lở đất sẽ để lại hậu quả rất nặng nề.

bao so 7 di chuyen dang kinh ngac nguy co vo dap
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương không được chủ quan

“Giờ chỉ mưa 150mm là có thể chết người nếu chuẩn bị không tốt. Phải quán triệt địa phương không được chủ quan. Những nơi xung yếu dứt khoát di dời dân, khu vực đập tràn phải có người ứng trực, không để xảy ra tai nạn thương tâm như ở Thái Nguyên vừa qua”, ông Cường nói.

Bộ trưởng NN&PTNT đề xuất cần phải phát triển hệ thống quan trắc mưa, sạt lở đất, hiện quá mỏng, trong khi địa hình phức tạp nên “ăn chay kiểu này rất khó”.

Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng lo lắng thêm về tình hình các hồ chứa. Các hồ thuỷ điện tại miền Bắc (trừ hồ Hoà Bình) đều đã tích dư mức nước, tương đương đến ngày 15/9.

“Các hồ nhỏ giờ đã đầy hết nước, nguy cơ vỡ đập rất cao”, Thứ trưởng Thắng lo lắng.

Hiện hồ Hoà Bình đang phải mở 2 cửa xả đáy, hồ Sơn La mở 1 cửa, hồ Thác Bà mở 2 cửa xả mặt, hồ Tuyên Quang mở 3 cửa xả đáy. Tuỳ theo lượng mưa sắp tới, các hồ sẽ tiếp tục điều tiết.

Riêng các tỉnh Bắc Trung Bộ, Bộ trưởng Cường lưu ý phải thường xuyên kiểm tra quy trình vận hành hồ chứa do khu vực này tập trung số lượng lớn các hồ nhỏ, độ dốc cao nên nếu có sự cố, thiệt hại rất lớn, đơn cử như vụ thuỷ điện Hố Hô năm ngoái.

Nhấn mạnh những nguy cơ tiếp theo sau bão số 7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương không được chủ quan, theo dõi chặt diễn biến để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Các tỉnh vùng núi chủ động rà soát lại các khu vực dễ bị tổn thương, sạt lở để sơ tán khẩn cấp người dân.

“Vừa qua mưa liên tục đã tác động đến cơ lý đất, đặc biệt khu Đông Bắc, Tây Bắc. Nếu có sạt lở, tảng đá vài chục tấn có thể di chuyển hàng chục km”, Phó Thủ tướng nói.

Về dài hạn, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT chủ động lập bản đồ chi tiết tai biến địa chất, cụ thể các điểm sạt lở đất, phối hợp với các bộ ngành bố trí lại dân cư. Đây là việc lâu dài nhưng cần lập kế hoạch, lộ trình ngay từ hôm nay.

Phó Thủ tướng cũng đồng ý để Bộ NN&PTNT lập đề án xã hội hoá hệ thống quan trắc để theo dõi sát hơn các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Ngay sau khi chủ trì phiên họp sáng nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Công điện của Thủ tướng gửi các bộ, ngành, địa phương về việc ứng phó mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 7.

Thủ tướng điện UBND các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Phú Thọ, Hòa Bình; UB QG Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống thiên tai; các Bộ: NN&PTNT, GTVT, TN&MT, Công Thương, Quốc phòng, Công an.

Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống thiên tai, UBQG TKCN, các bộ, ngành và các địa phương có liên quan khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ vừa qua, đồng thời tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, hạn chế thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước.

bao so 7 di chuyen dang kinh ngac nguy co vo dap Bão số 7 đi vào đất liền Trung Quốc, Bắc Bộ mưa to trong nhiều ngày tới

Trưa nay (27/8) bão số 7 đã đi vào khu vực phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.