Bến thủy hồ Tây 'bất động' trước giờ G, doanh nghiêp kêu khó vì bến mới chưa xây xong

Sáng 20/2, tại khu vực bến thủy hồ Tây nhiều tàu thuyền vẫn "án binh bất động" dù UBND phường thụy Khuê yêu cầu "tự động tháo dỡ cầu dẫn, sàn cứng xong trước ngày 20/2".
ben thuy ho tay bat dong truoc gio g doanh nghiep keu kho vi ben moi chua xay xong
Một đơn vị đã thuê máy xúc nhưng chưa tiến hành tháo dỡ, di dời. Ảnh: Đoàn Lê

Cưỡng chế di dời ngày 23/2

Ngày 16/2, UBND phường Thụy Khuê đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng nổi, du thuyền tại Hồ Tây. Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND phường Thụy Khuê Vũ Bá Đông đã yêu cầu các doanh nghiệp tiến hành di dời tháo dỡ trước ngày 20/2.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV sáng 20/2, các cầu dẫn, sàn nổi, du thuyền vẫn chưa có dấu hiệu di dời. Duy nhất chỉ có một đơn vị thuê máy xúc để chuẩn bị di dời, tháo dỡ.

Trao đổi với PV sáng cùng ngày, ông Vũ Bá Đông cho biết phường đã ghi nhận vụ việc và sẽ ban hành thông báo cưỡng chế. "Việc cưỡng chế sẽ tiến hành vào sáng thứ 5 tuần này (23/2)", ông Đông nói.

Trước đó, ngày 7/2, phường Thụy Khuê cũng đã có thông báo gửi các doanh nghiệp yêu cầu tháo dỡ các công trình vi phạm trước 16h ngày 9/2. Tuy nhiên, các đơn vị này không thực hiện dẫn đến việc phường phải lùi thời hạn.

ben thuy ho tay bat dong truoc gio g doanh nghiep keu kho vi ben moi chua xay xong
Doanh nghiệp chậm di dời vì mong muốn được bồi thường với tài sản có nguồn gốc, giấy phép. Ảnh: Đoàn Lê

Doanh nghiệp kêu khó

Trao đổi với PV sáng 20/2, ông Đỗ Việt Anh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Nhuận Mai cho biết đơn vị đồng tình với việc di dời; và đã thuê máy xúc nhưng chưa thể tiến hành. Nhưng chưa di dời vì "chính quyền cần định giá, bồi thường với tài sản có nguồn gốc, giấy phép nếu không doanh nghiệp sẽ phá sản".

Theo ông Việt Anh, dù đã có máy xúc nhưng đơn vị vẫn mong muốn chính quyền xuống định giá tài sản; doanh nghiệp không thể tự định giá tài sản và báo cáo lên được. Ngoài ra, nếu như tháo dỡ công trình để di dời thì khó định giá.

“Chúng tôi được cấp phép sử dụng mặt nước 30 năm, tàu thuyền hiện tại của các doanh nghiệp còn niên hạn sử dụng 13 – 17 năm nữa. Nếu di dời, tháo dỡ thì không chỉ thiệt hại mà còn khiến nhiều công nhân viên của công ty không có việc làm" ông Đỗ Việt Anh nói.

ben thuy ho tay bat dong truoc gio g doanh nghiep keu kho vi ben moi chua xay xong
Khu vực đầm Bảy, nên xây dựng bến thủy nội địa mới chưa hoàn thành. Ảnh: Đoàn Lê

Bến mới chưa hoàn thành

Ngày 5/5/2011, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội có văn bản số 612/VQH-T2 thống nhất với đề xuất vị trí dự kiến xây dựng bến thủy nội địa Hồ Tây của UBND quận Tây Hồ tại khu vực giáp Đầm Bảy, phường Nhật Tân.

Theo đó, bến thủy nội địa này có diện tích chiếm nước khoảng 1,5 ha, diện tích sàn cầu tàu 3.000 m2. Bến thủy được thiết kế với 3 lối tiếp cận chính từ phía mặt đường kè hồ. Cấu trúc bến thủy được thiết kế dự kiến sử dụng giải pháp kết cấu cọc đài cao bê tông cốt thép, đài cọc đồng thời được sử dụng làm sàn công tác của bến cập tàu.

Tuy nhiên, kể từ năm 2011 đến nay, bến thủy nội địa này vẫn chưa được hoàn thành. Ghi nhận của PV sáng 20/2 cho thấy khu vực đầm Bảy mới chỉ có một số tàu thuyền về neo đậu. Có du thuyền buộc neo trực tiếp vào lan can của đường ven hồ do không thể đóng cọc xuống hồ.

ben thuy ho tay bat dong truoc gio g doanh nghiep keu kho vi ben moi chua xay xong
Du thuyền di chuyển về đầm Bảy chưa được phân vị trí cụ thể. Ảnh: Đoàn Lê

Ông Việt Anh cho rằng, doanh nghiệp khó di dời lên bến mới vì không được phân vị trí cụ thể. "Do đó, chúng tôi không xây dựng được cầu cảng, cầu dẫn. Ngay cả việc đóng cọc neo thuyền cũng bị xử phạt. Trong khi đó, các phương tiện thủy nếu không có chỗ neo đậu, cầu dẫn kiên cố sẽ dễ bị lật khi giông, sóng lớn", ông Việt Anh nói.

Liên quan đến bến mới tại khu vực đầm Bảy, bà Võ Bích Thủy, Chánh văn phòng UBND quận Tây Hồ cho biết TP đã giao toàn quyền cho Sở Xây dựng mời tư vấn, thiết kế nước ngoài để tiến hành.

Liên quan đến việc xây dựng bến mới, PV đang liên hệ với Sở Xây dựng Hà Nội để có câu trả lời.

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.