Bí ẩn 'thác máu' tại Nam Cực

Thác Máu là một dòng chảy của một dòng nước mặn nhiễm oxit sắt(III) diễn ra ở đồi đất nhô ra của sông băng Taylor lên bề mặt phủ trắng băng tuyết của Hồ Tây Bonney trong thung lũng Taylor thuộc các thung lũng khô McMurdo tại Victoria Land, Đông Nam Cực

Thác máu là một dòng chảy 5 tầng nước màu đỏ từ thung lũng Glacier Taylor vào Lake Bonney ở Victoria Land, Đông Nam Cực. Nó được một nhà địa chất học người Úc tên là Griffith Taylor lần đầu phát hiện vào năm 1911 và cũng là người khám phá ra thung lũng đó rồi sau này đặt tên là sông băng. (Nguồn: Aban Tech).

Thung lũng Taylor, nơi có sông băng và hồ Bonney nằm trong hệ thống các thung lũng khô McMurdo ở Đông Antarctica. 

Những thung lũng này được coi là một trong những sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới vì độ ẩm và độ đóng băng vĩnh cửu rất thấp. 

Do những ngọn núi cao, nên băng và tuyết không thể lan tới thung lũng và khiến chúng hầu như không có.

Thung lũng Taylor được phát hiện trong Cuộc thám hiểm Nam Cực Quốc gia Anh vào giữa những năm 1901 và 1913. 

Thung lũng và sông băng đó được đặt theo tên của nhà địa chất học người Úc Thomas Griffith Taylor, và cũng là người phát hiện ra các mỏ vàng. 

Các nhà tiên phong Nam Cực đầu tiên cho rằng đó là màu sắc của tảo đỏ, điều này sau đó đã được chứng minh là sai.

Nguồn nước màu đỏ này là từ hồ bơi có diện tích khoảng 400 mét dưới sông băng và cách thác máu vài cây số. Nước xuất hiện ở Thác qua các vết nứt nhỏ có trong các tầng băng. (Nguồn: Atlas Obscura).

Các nhà khoa học đã phát hiện ra toàn bộ Thác Máu là một hệ sinh thái của vi khuẩn cổ bị mắc kẹt qua hàng thiên niên kỉ dưới lòng đất, mà không có các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng chúng đến từ thế giới bên ngoài.

Phân tích mẫu nước gồm có hóa chất và vi sinh vật, các nhà khoa học khẳng định đây là hệ sinh thái của vi khuẩn tự dưỡng hiếm có dưới bề mặt sông băng.

Khi khí hậu thay đổi và biển rút lui, một hồ nước mặn đã chiếm thung lũng. Sắt có chứa muối từ nước biển đọng lại trong đáy hồ. Nhiệt độ của nước trong hồ là -5 độ C, nước rất mặn.

Độ mặn gấp 2 đến 3 lần so với nước biển bình thường. Chính vì vậy mà nó không bao giờ đóng băng, nước chỉ có thể từ từ thẩm thấu vào băng khiến cho chúng có sắc đỏ đặc biệt. Thác Máu là một sông băng gỉ giàu chất sắt.

Bí ẩn thác máu tại Nam Cực - Ảnh 3.

Hồ dưới mặt băng có nồng độ muối, sunfat và sắt cao. Nó hoàn toàn cách biệt với khí quyển bên ngoài và khi tiếp xúc với oxy trong khí quyển, các ion sắt trở thành oxit sắt khiến nước có màu đỏ. (Ảnh: National Geographic).

Mẫu nước có ít nhất 17 loại vi khuẩn khác nhau và không có oxy. Nhưng chúng vẫn sống, vẫn tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt với một nhiệt độ cực thấp và ánh sáng mặt trời cũng không thể xuyên qua cả một lớp băng dày nhiều tầng của dòng sông băng Taylor để chiếu ánh nắng xuống mặt hồ, nằm sâu 400 m bên dưới.

Duy chỉ có chất sắt và các hợp chất lưu huỳnh là nguồn năng lượng cơ bản nuôi sống cộng đồng vi khuẩn cổ tồn tại qua hàng triệu năm nay.

Nhưng một vết nứt ở sông băng khiến cho hồ nước ở dưới mặt băng chảy ra, tạo thành thác mà không làm ô nhiễm hệ sinh thái bên trong hồ.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.