Bị tạm giam vì thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, đại gia Trầm Bê là ai?

Ngày 1/8, ông Trầm Bê, nguyên phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank bị bắt tạm giam 4 tháng vì gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Trước đó, vị đại gia này được biết đến với sự thành công ở nhiều vị trí chủ lực trong ngành ngân hàng, y tế, bất động sản, nông nghiệp...

Ông Trầm Bê sinh năm 1959, là người Việt gốc hoa. Ông là con cả trong một gia đình nghèo ở Trà Vinh.

Nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank bắt đầu sự nghiệp của mình với cương vị là Giám đốc Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh (1991- 1994) và sau đó là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty này (1995-2001).

10 năm sau (năm 1999), ông Trầm Bê bắt đầu chuyển hướng, đầu tư thêm vào lĩnh vực bất động sản với vai trò là Hội đồng Quản trị BCCI. Mặc dù đúng vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế nhưng dưới sự lãnh đạo của ông Trần Bê, BCCI rất phát triển.

Năm 2001, Trầm Bê cùng 2 bác sĩ góp vốn xây dựng Bệnh viện Triều An. Đây được xem là một trong những bệnh viện tư nhân đầu tiên được Bộ Y Tế công nhận đa khoa chuyên sâu và có quy mô lớn nhất Việt Nam.

Không chỉ dấn thân vào bất động sản và y tế, ông Trầm Bê còn nhắm vào thị trường nông nghiệp. Trong khoảng thời gian từ năm 2002 – 2004, ông Trầm Bê giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn.

bi tam giam vi that thoat hang ngan ty dong dai gia tram be la ai
Ông Trầm Bê. Ảnh Tuổi trẻ

Thời điểm đó, công ty của ông Trầm Bê chiế lĩnh 100% thị trường chiếu xạ thanh long ở Việt Nam và ngồi hưởng lợi lớn khi giữ thế độc quyền trên thị trường suốt nhiều năm.

Cũng chính vì vậy, ông Trầm Bê phải lên tiếng giãi bày khi bị cho là kinh doanh độc quyền. “Tôi theo đuổi việc lắp ráp, nhập khẩu máy chiếu xạ này từ 6 năm trước. Trải qua biết bao nhiêu thủ tục phức tạp, bao nhiêu biến cố và chi phí thì không thể nào tính được, công ty mới được cấp giấy phép chiếu xạ như hiện nay. Tôi khẳng định mình không độc quyền, vì quy định của Nhà nước không cho doanh nghiệp nào độc quyền. Bất cứ doanh nghiệp nào đủ điều kiện đều có thể đầu tư”.

Dù thành công với việc đầu tư vào kinh doanh gỗ, bất động sản, nông nghiệp, y tế… nhưng tên tuổi của ông Trầm Bê được nhiều người biết đến khi có quyết định mới là đầu tư vào tài chính ngân hàng.

Năm 2004, ông Trầm Bê tham gia đầu tư và trở thành thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank). Cũng trong giai đoạn này, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc trong đó có Ngân hàng Phương Nam.

Năm 2007, Phương Nam cho ra đời Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS) và Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam (NJC) vào năm 2008. Ông Trầm Bê được giữ chức Phó chủ tịch NJC, con gái ông - Trầm Thuyết Kiều nắm giữ chức Phó giám đốc .

Sau 3 năm thành lập PNS, con trai út của Trầm Bê là Trầm Khải Hòa đã được cha đưa lên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Khi đã có chỗ đứng vững trong ngành ngân hàng, ông Trầm Bê bắt đầu nhen nhóm tham vọng thâu tóm Sacombank.

Vào đầu tháng 2/2012 Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết đã có ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% cổ phần biểu quyết, bao gồm cả Trầm Bê), yêu cầu bầu lại toàn bộ ban lãnh đạo của Sacombank.

Các vị trí chủ chốt của Sacombank đã bị thay đổi, lúc này , Trầm Bê khỏi ghế Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phương Nam để nhận chức vụ mới là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank.

Mặc dù rút khỏi Ngân hàng Phương Nam nhưng ông Trầm Bê không quên thay thế chỗ trỗng cũ của mình bằng cách đưa con trai Trầm Trọng Ngân lên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực SouthernBank.

Ngày 13/8/2015, Ngân hàng Nhà nước đã đồng ý cho 2 ngân hàng SouthernBank và Sacombank sát nhập lại. Sau sáp nhập, Sacombank thuộc Top 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt 297.184 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt gần 24.506 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 18.853 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động lên đến 563 điểm giao dịch trên toàn quốc và 2 nước Lào, Campuchia; tổng số cán bộ nhân viên là 15.510 người.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông Trầm Bê xin thôi chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyện vọng cá nhân từ ngày 11/11/2015 và được Sacombank chấp nhận.

Ngày 24/02/2017, NHNN đã ban hành Quyết định chấm dứt vai trò quản trị, điều hành của ông Trầm Bê và con trai là Trầm Khải Hòa tại Sacombank theo lộ trình và các giải pháp thực hiện Phương án tái cơ cấu Sacombank đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Trước đó, năm 2016, ông Trầm Bê rời CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) sau 17 năm gắn bó với vai trò Thành viên Hội đồng quản trị.

Ngày 1/8, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã bất ngờ tiến hành bắt giữ một số cựu lãnh đạo của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trong đó có ông Trầm Bê do hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Trầm Bê bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB), nguyên Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh - gọi tắt Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

bi tam giam vi that thoat hang ngan ty dong dai gia tram be la ai Bắt giữ ông Trầm Bê vì gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, ...

chọn
Lãnh đạo ngành địa ốc nói gì về ba luật mới?
Các doanh nghiệp địa ốc bước vào mùa ĐHĐCĐ năm 2024 trong bối cảnh ba luật lớn về bất động sản vừa được thông qua. Cùng điểm lại những góc nhìn của lãnh đạo Vinhomes, Đạt Phương, Lideco... xoay quanh sự tác động của các luật này.