Bí thư Đinh La Thăng “bắt bệnh” ngành giáo dục TP.HCM

“Hiện tượng hàng trăm ngàn người có trình độ đại học, thạc sỹ...không được tuyển dụng hoặc phải làm việc không đúng ngành nghề được đào tạo khi ra trường, là điều chúng ta phải suy nghĩ rất nghiêm túc và là vấn đề cấp bách”.
tin nhap 20160813105959
Nhiều sản phẩm của giáo dục đào tạo TP.HCM đang nằm ngoài nhu cầu và mối quan tâm của xã hội

Đó là phát biểu của Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng tại hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 của ngành giáo dục và đào tạo TP.HCM ngày 12/8.

Ông Thăng cho rằng giáo dục tham gia chủ yếu và mang tính quyết định cho sự thành công hay thất bại của chúng ta. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, mỗi người đều phải có trách nhiệm để nâng cao chất lượng của giáo dục, như chăm lo cho chính tương lai của mình.

Nhiều điều bất cập, yếu kém cần phải thẳng thắn chỉ ra, như tệ nạn dạy thêm học thêm, thiếu cơ sở và giáo viên được đào tạo theo chuẩn cho việc chăm sóc trẻ em ở tuổi mầm non, chương trình dạy kiến thức còn tạo áp lực lên học sinh và các bậc phụ huynh, hiện tượng quá tải về số học sinh trong một lớp học còn xảy ra ở khắp nơi; vẫn còn để xảy ra bạo lực học đường, từ cả phía giáo viên và học sinh, sinh viên.

Ngay cả chất lượng chuyên môn của giáo viên, nhất là giáo viên tiếng Anh cũng còn nhiều hạn chế, việc chưa thống nhất được đầu mối quản lý trong giáo dục nghề nghiệp khiến còn buông lỏng công việc này ở nhiều nơi việc quản lý cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài còn nhiều bất cập… Những hạn chế trên là những thách thức không nhỏ tại một thành phố đang đặt mục tiêu trở thành điểm sáng và tỏa sáng của khu vực.

tin nhap 20160813105959
Ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TP.HCM

“Hiện tượng hàng trăm ngàn người có trình độ đại học, thạc sỹ, thậm chí tiến sỹ trong cả nước không được tuyển dụng hoặc phải làm việc không đúng ngành nghề được đào tạo khi ra trường, là điều chúng ta phải suy nghĩ rất nghiêm túc và là vấn đề cấp bách. Nó chứng tỏ rất nhiều sản phẩm của giáo dục đào tạo đang nằm ngoài nhu cầu và mối quan tâm của xã hội. Điều này gây lãng phí lớn và làm mất cân đối nguồn cung ứng nhân lực cho sự phát triển, tạo ra áp lực không nhỏ về an sinh. Phải làm sao để sản phẩm của giáo dục và đào tạo lập tức trở thành nguồn đầu vào cao cấp của quy trình cho ra đời những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao khác. Tức là chúng ta phải lắng nghe xã hội, lắng nghe doanh nghiệp, lắng nghe các nhà tuyển dụng, chứ không phải dựa vào vị thế đặc biệt của mình để tìm cách áp đặt họ”, người đứng đầu Thành ủy TP.HCM nói.

Theo ông Thăng, mỗi bước phát triển đều phải gắn với trách nhiệm và danh dự của chính quyền, người dân. Nằm trong định hướng lâu dài đó, trước mắt, năm học 2016-2017, ngành giáo dục và đào tạo TP cần tập trung thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, có việc huy động mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa, để đầu tư xây dựng, mở rộng mạng lưới trường lớp.

Theo báo cáo, ngân sách của TP.HCM cho cho giáo dục tăng theo từng năm, hiện chiếm 28% ngân sách chi thường xuyên, 20% ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố. Ngoài ra, UBND thành phố đã thông qua chủ trương Dự án “Đầu tư trang thiết bị hỗ trợ dạy và học cho các trường trung học phổ thông” có tổng mức đầu tư giai đoạn 2016-2017 hơn 792 tỷ đồng và giai đoạn 2018-2019 gần 754 tỷ đồng.

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.