BIDV mua lại gần 5.600 tỉ đồng trái phiếu tăng vốn

Trong đó bao gồm 2.500 tỷ đồng trái phiếu kì hạn 10 năm phát hành năm 2015 và 3.060 tỉ đông trái phiếu kì hạn 6 năm, phát hành năm 2019.
z2258821081239_ae9f52fd1d2779a438a8dcec740a6013.jpg

Một điểm giao dịch của BIDV. (Ảnh: Quang Hưng).

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) thông báo đã thực hiện mua lại toàn bộ 5.560 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn phát hành năm 2015 và 2019.

Trong đó bao gồm 2.500 tỷ đồng trái phiếu kì hạn 10 năm phát hành năm 2015 và 3.060 tỉ đông trái phiếu kì hạn 6 năm, phát hành năm 2019.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm hoặc bảo lãnh, được phát hành và thanh toán bằng VND, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, là nợ thứ cấp của BIDV và thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2.

Trước đó, BIDV cũng đã mua lại gần 14.000 tỉ đồng trong tháng 11 và tháng 12/2020. Lượng trái phiếu này chủ yếu được ngân hàng phát hành vào năm 2019 (gần 8.400), cùng với một lô 3.000 tỉ đồng, phát hành năm 2018 và một lô 2.500 tỉ đồng, phát hành năm 2015.

Trong tháng 8 và tháng 7, ngân hàng cũng hoàn tất mua lại 500 tỉ đồng trái phiếu kì hạn 7 năm, được phát hành vào năm 2018 và 3.500 tỉ đồng trái phiếu kì hạn 10 năm, phát hành năm 2015.

Cùng với việc mua lại trái phiếu phát hành trong các năm trước, BIDV cũng tích cực chào bán  trái phiếu mới.

Số liệu của Bộ phân phân tích Chứng khoán MB (MBS) cho thấy, BIDV là tổ chức phát hành nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất trong 9 tháng đầu năm 2020 với hơn 19.500 tỉ đông, kì hạn bình quân 7,4 năm.

Tính đến cuối tháng 9, lượng giấy tờ có giá của BIDV lưu hành ở mức gần 83.248 tỉ đồng, tăng 33% so với cuối năm 2019. Trong đó, trái phiếu phát hành để tăng vốn là hơn 49.191 tỉ đồng, tăng 49%.

BIDV không phải là trường hợp duy nhất vừa đẩy mạnh phát hành vừa mua lại trước hạn trái phiếu.

Trong năm 2020, HDBank đã mua lại hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu theo chương trình mua lại 8.520 tỉ đồng trái phiếu trước hạn đã được Hội đồng quản trị thông qua.

Đồng thời, ngân hàng cũng phát hành gần 11.700 tỉ đồng trái phiếu với kì hạn bình quân 3,2 năm và lãi suất 6,2%/năm.

Vào tháng 6 và đầu tháng 7, VPBank cũng thông báo mua lại 2.000 tỉ đồng trái phiếu phát hành năm 2018 và 800 tỉ đồng trái phiếu phát hành trong năm 2019. Ngân hàng cũng lên kế hoạch mua lại 300 triệu USD trái phiếu đã phát hành theo chương trình Euro Medium Term Note, niêm yết trái phiếu tại sở giao dịch chứng khoán nước ngoài. 

Trong khi đó, VPBank cũng là một trong những tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất trong 3 quí đầu năm với qui mô lên tới 10.500 tỉ đồng.

chọn
ĐHĐCĐ Đạt Phương: Luật mới sẽ không tác động nhiều đến thị trường bất động sản, vụ Tập đoàn Thuận An không ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Chủ tịch Đạt Phương cho biết, doanh nghiệp có liên danh với Tập đoàn Thuận An và nhiều nhà thầu khác tại hai dự án xây dựng. Về bản chất, mỗi nhà thầu độc lập với nhau, Đạt Phương ký hợp đồng độc lập với chủ đầu tư và khẳng định không liên quan gì đến Thuận An.