Biên lãi gộp mở rộng, lợi nhuận Nhựa Bình Minh ước tăng trưởng 194% năm 2022

Theo VCBS, lợi nhuận năm 2022 của Nhựa Bình Minh có thể tăng 194% so với năm ngoái lên 630 tỷ đồng nhờ góa PVC giảm sâu kéo biên lãi gộp mở rộng. Tuy nhiên sang năm 2023, doanh nghiệp có thể phải điều chỉnh giá bán khi nhu cầu thị trường không mấy tích cực.

Báo cáo gần nhất của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá triển vọng của CTCP Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán: BMP) tương đối tích cực, hưởng lợi trong bối cảnh giá PVC giảm mạnh.

Cụ thể,hiện nay giá PVC đã rơi về mức giá khoảng 800 USD/tấn từ mốc đỉnh 2,000 USD/tấn.Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu PVC cho hoạt động xây dựng (chiếm 62% nhu cầu) sụt giảm mạnh do thị trường bất động sản tụt dốc. 

Trong khi đó, giá bán trung bình của Nhựa Bình Minh đã tăng mạnh kể từ đầu năm 2022 và doanh nghiệp chưa có kế hoạch điều chính giá bán trong cuối năm 2022. 

Theo dự báo của VCBS, biên lợi nhuận gộp Nhựa Bình Minh tiếp tục mở rộng trong quý cuối năm 2022 nhờ giá PVC tiếp tục đà giảm sâu. 

Giá bán và giá vốn bình quân của Nhựa Bình Minh. (Ảnh: VCBS).

Theo đó, VCBS dự báo doanh thu thuần năm 2022 của Nhựa Bình Minh ước đạt 5.878 tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước đó; lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 194% lên 630 tỷ đồng.

Sang năm 2023, giá PVC có thể duy trì ở vùng thấp khoảng 1.000 USD/tấn khi nhu cầu trên toàn thế giới chững lại trong khi nguồn cung hồi phục.

Sản lượng của Nhựa Bình Minh theo đó tăng trưởng nhẹ về mức trước dịch, tuy nhiên giá bán sẽ có điều chỉnh để tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh nhu cầu không quá tích cực. 

 Dự báo KQKD của Nhựa Bình Minh. (Ảnh: VCBS).

Cụ thể, công ty chứng khoán nhận định kết quả kinh doanh năm nay của Nhựa Bình Minh lần lượt giảm 10% đối với doanh thu thuần và 9% với lãi sau thuế, về 5.298 tỷ đồng và 587 tỷ đồng.

chọn
Lượng giao dịch nhà liền thổ phía bắc tăng theo tin sáp nhập
Ghi nhận của Avision Young, sau giai đoạn trầm lắng kéo dài từ giữa năm 2022 đến 2023, thị trường nhà liền thổ đã có sự phục hồi mạnh từ giữa năm 2024 và lan rộng ra các tỉnh phía Bắc. Các yếu tố quy hoạch, sáp nhập tỉnh và sự trở lại của giới đầu cơ khiến giao dịch gia tăng đáng kể tại Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Ninh.