Biến USD thành vũ khí kinh tế và chính trị, Mỹ đã làm như thế nào?

Động lực để chính phủ Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính đối với các quốc gia khác chính là nhờ sự thống trị của đồng USD trong thanh toán quốc tế.

South China Morning Post cho biết Mỹ đã ngăn chặn chính phủ, tổ chức và cá nhân nước ngoài sử dụng USD trong tài chính quốc tế để họ không thể nhận thanh toán cho hàng xuất khẩu, mua hàng hóa hoặc sở hữu tài sản bằng đồng bạc xanh.

Dưới thời chính quyền của cựu tổng thống Bill Clinton (1993-2001), Mỹ bắt đầu khai thác hệ thống thanh toán bằng đồng USD. Các chính quyền sau tiếp tục mở rộng việc khai thác hệ thống.

Từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng chính sách “Nước Mỹ trên hết” (American first) cách đây 3 năm, Nhà Trắng đã áp dụng một số biện pháp trừng phạt thanh toán đối với Iran, Triều Tiên, Syria, Venezuela và Nga. 

Washington cũng trừng phạt các cá nhân và tổ chức Trung Quốc vì cáo buộc Bắc Kinh xử lí các khoản thanh toán từ Iran và Triều Tiên. Họ đẩy Ngân hàng Kunlun, Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu năm 2012 vì các giao dịch tài trợ với Iran.

Hồi tháng 7, Washington tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số công ty và quan chức chính phủ Trung Quốc, với cáo buộc có liên quan đến vấn đề Tân Cương.

Cách Mỹ biến USD thành vũ khí kinh tế và chính trị - Ảnh 1.

Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt thông qua hệ thống tài chính toàn cầu nhằm làm tê liệt một quốc gia hoặc các cá nhân, thực thể và hoạt động cụ thể. (Ảnh: livemint.com).

Do Bắc Kinh thực hiện luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong, Bộ Tài chính Mỹ đã trừng phạt 11 cá nhân Hong Kong và đại lục trong tháng 8 với cáo buộc phá hoại quyền tự trị của Hong Kong và hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân.

Các biện pháp trừng phạt này của Mỹ nhằm ngăn chặn mọi cá nhân hoặc tổ chức mà Mỹ nêu tên (công dân được chỉ định đặc biệt) thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến các giao dịch tài sản hoặc đầu tư với các tổ chức của Mỹ ở bất kì mọi nơi thế giới hoặc các tổ chức nước ngoài tại Mỹ.

Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt thông qua hệ thống tài chính toàn cầu nhằm làm tê liệt một quốc gia hoặc các cá nhân, thực thể và hoạt động cụ thể, như các qui định áp đặt đối với các cá nhân ở Hong Kong và đại lục nhằm hạn chế tác động kinh tế tổng thể.

Sự tách biệt của hai nền kinh tế lớn nhất hành tinh khiến nhiều người lo ngại về khả năng Mỹ triển khai giải pháp cực đoan nhất nhằm phong tỏa lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu. 

Giới phân tích dự báo hành động ấy không chỉ gây xáo trộn cho Trung Quốc mà còn gây ra những làn sóng khủng hoảng thị trường tài chính toàn cầu, do sự hội nhập của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu.

Theo Đạo luật Tự trị Hong Kong mà Mỹ thông qua vào tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin có 30-60 ngày để tìm ra những ngân hàng tiếp tục giao dịch với 11 quan chức trong danh sách đen. 

Luật quy định 10 chế tài  mà Mỹcó thể được áp dụng đối với các ngân hàng bị xử phạt. Tổng thống Mỹ có tối đa một năm tính từ thời điểm có danh sách các ngân hàng, áp đặt ít nhất 5 lệnh trừng phạt đối với các tổ chức tài chính đó, và hai năm để mở rộng số lệnh trừng phạt lên 10.

Loạt biện pháp trừng phạt dành các ngân hàng vi phạm luật bao gồm: chặn mọi giao dịch ngoại hối thuộc quyền tài phán của Mỹ; cấm trạng thái "đại lí chính" xử lí chứng khoán nợ của chính phủ Mỹ của các ngân hàng; cấm thanh toán, chuyển tiền tín dụng hoặc cho vay từ các tổ chức tài chính thuộc thẩm quyền của Mỹ; và cấm các khoản đầu tư của Mỹ vào vốn chủ sở hữu hoặc nợ của ngân hàng.

Qui mô quá lớn và sự phức tạp của hệ thống tài chính Mỹ cho thấy các ngân hàng quốc tế không thuộc Mỹ rất có thể sẽ tuân thủ các yêu cầu trừng phạt để bảo vệ mạng lưới ở nước ngoài. Các giao dịch bằng đồng USD sẽ diễn ra thông qua Hệ thống thanh toán liên ngân hàng Clearing House của Mỹ (Chips).

Chips là mạng lưới thanh toán chính cho các khoản thanh toán bằng USD trong nước và quốc tế có giá trị lớn, với 47 thành viên tham gia, bao gồm Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Truyền thông. Đây là 2 trong số 5 ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc phải tuân thủ các chương trình trừng phạt của Mỹ để không "bật" khỏi hệ thống.

Ông Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Capital Economics, nhận định áp lực nặng nề từ Mỹ có thể buộc các ngân hàng nước ngoài không chỉ hạn chế hoạt động kinh doanh giao dịch bằng đồng USD với tư cách là đại lí cho các ngân hàng Trung Quốc, mà còn từ chối các giao dịch không liên quan đến USD, vì sợ rằng họ có thể bị kết tội khi liên kết với ngân hàng hoặc cá nhân trong danh sách đen.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.