Tiền điện tử đang giúp Trung Quốc chuyển hàng tỉ USD ra nước ngoài ra sao?

Tiền điện tử đang nổi lên như một phương tiện mới nhất để công dân Trung Quốc chuyển tài sản của họ ra nước ngoài và trốn tránh sự kiểm soát vốn nghiêm ngặt của quốc gia trong bối cảnh căng thẳng leo thang trong quan hệ Mỹ - Trung, theo SCMP.
Tiền điện tử đang giúp Trung Quốc chuyển hàng tỉ USD ra nước ngoài tránh sự kiểm soát vốn và tiền tệ - Ảnh 1.

Một nhà máy đào tiền điện tử tại Trung Quốc. (Nguồn: Bloomberg).

Chính phủ Trung Quốc chỉ cho phép công dân của mình chuyển số tiền tương đương 50.000 USD hoặc ít hơn ra khỏi đất nước mỗi năm. Trong lịch sử, giới giàu có đã tìm cách "lách" các qui tắc này thông qua các khoản đầu tư nước ngoài vào bất động sản và các tài sản khác, thậm chí đôi khi sử dụng các công ty vỏ bọc để ngụy trang việc mua ngoại tệ như các giao dịch kinh doanh hợp pháp.

Nhưng theo báo cáo của công ty phân tích blockchain Chainalysis, chính phủ Trung Quốc đã kiểm soát chặt chẽ kẽ hở này.

Theo báo cáo, hơn 50 tỉ USD tiền điện tử đã được chuyển từ các địa chỉ ở Trung Quốc sang các nước khác trong 12 tháng qua. Chainalysis cũng chỉ ra rằng nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đang sử dụng đồng Tether, vốn được gọi là "stablecoin" vì giá trị của nó được gắn với đồng USD, để chuyển tài sản ra nước ngoài.

Ở các quốc gia nơi "những đồng tiền trú ẩn" như USD bị hạn chế, stablecoin đặc biệt hấp dẫn vì chúng có thể được bán trên các sàn giao dịch mà không bị mất nhiều giá trị. Điều này đã khiến vốn hóa thị trường của Tether tăng trưởng đáng kể. Giao dịch bằng Tether đã chiếm 93% việc sử dụng stablecoin ở Đông Á trong những năm gần đây.

Ông Wayne Chen, Giám đốc điều hành của công ty fintech Interlapse, cho biết: "Các stablecoin như Tether luôn được săn đón ở các quốc gia có kiểm soát vốn và tiền tệ chặt chẽ. Sự bất ổn chính trị giữa cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và các biện pháp kiểm soát vốn và tỷ giá hiện có ở Trung Quốc như hiện tại có thể thúc đẩy người dân sử dụng stablecoin."

Nhiều nhà kinh tế cho rằng việc kiểm soát vốn và tiền tệ chặt chẽ của Trung Quốc là một nỗ lực nhằm ngăn chặn nguy cơ dòng tiền từ đại lục chảy ra, có thể khiến sự sụt giảm giá trị đồng nhân dân tệ. 

Trước sự kiểm soát của Bắc Kinh, đồng nhân dân tệ đã trở thành một trong những đồng tiền ổn định nhất trên thế giới trong năm nay, với tỉ giá hối đoái dao động xung quanh 7 CNY/USD. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc cũng duy trì ổn định ở mức khoảng 3.000 tỉ USD.

Vào năm 2017, chính phủ Trung Quốc đã cấm công dân của mình trao đổi trực tiếp nhân dân tệ lấy tiền điện tử thông qua các trang web trực tuyến và đóng cửa các sàn giao dịch tiền điện tử. Theo ông Jerry Chan, Giám đốc điều hành của công ty blockchain TAAL, chính phủ Trung Quốc phải thực hiện những biện pháp cứng rắn này do tài sản kĩ thuật số có thể được làm phương tiện chuyển tiền.

Trớ trêu thay, lệnh cấm của Bắc Kinh thực sự đã thúc đẩy việc áp dụng Tether ở Trung Quốc. Trên thực tế, người dùng Trung Quốc bắt đầu thay thế đồng nhân dân tệ bằng Tether làm đơn vị tiền tệ trong các giao dịch tiền điện tử. Họ mua đồng tiền này từ các nhà môi giới "phi tập trung" không được kiểm soát.

Tuy nhiên, sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực khai thác tiền điện tử cũng đã thúc đẩy khối lượng bán tài sản kĩ thuật số ở nước ngoài, do đó việc chuyển tiền đi bằng tiền điện tử cũng không hẳn là một hình thức tháo chạy vốn.

Ông Gregory Klumov, Giám đốc điều hành của Stasis, cho biết ngoài việc stablecoin được sử dụng ở nhiều khu vực để tháo chạy vốn, chúng cũng được chấp nhận như một phương tiện để chuyển tiền xuyên biên giới ở các thị trường mới nổi.

Việc sử dụng stablecoin không chỉ hiệu quả và tương đối rẻ, mà việc sử dụng đồng tiền thứ ba sẽ không phải chịu nhiều áp lực từ các chính sách của chính phủ. Ông Klumov nhận định: "Lợi thế của những đồng stablecoin so với USD hay nhân dân tệ là không ai có thể chặn giao dịch được thực hiện. Vì vậy, sử dụng nó để thanh toán cho hàng hóa Trung Quốc là rất hợp lí."

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.