Châu Âu ngại kết thân với Trung Quốc bởi lo lắng về 5G và nhân quyền

Nỗ lực của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhằm tìm cách giành được sự ủng hộ bởi các nước châu Âu trong cuộc xung đột địa chính trị với Mỹ bị cản trở bởi lo những lo ngại về nhân quyền và an ninh của công nghệ 5G.
Bất an về 5G và lo lắng về nhân quyền khiến châu Âu ngần ngại kết thân với Trung Quốc - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Picture Alliance)

Ngoại trưởng Vương Nghị tới Hà Lan hôm 26/8 sau khi dừng chân tại Italy để gặp gỡ Ngoại trưởng Luigi Di Maio. Dự kiến ông Vương sẽ tiếp tục đến thăm Na Uy, Pháp và Đức, South China Morning Post (SCMP) cho biết.

Trong cuộc gặp mặt với Bộ trưởng Di Maio, ông cảnh báo Italy hãy tránh xa "cuộc chiến tranh lạnh mới" Mỹ đang cố gắng châm ngòi. Thay vào đó, ông nói rằng Italy nên tập trung hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Ông Vương cũng tán thưởng Italy vì đã thể hiện "sự thấu hiểu và hỗ trợ" đối với "những lợi ích cốt lõi và vấn đề quan trọng" của Bắc Kinh.

Dù ông Di Maio đồng ý rằng Italy và Trung Quốc cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn, ông cũng đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc với ông Vương rằng Trung Quốc phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân Hong Kong. Lời nói của ông Di Maio báo hiệu rằng châu Âu vẫn phản đối luật an ninh quốc gia Bắc Kinh áp đặt lên Hong Kong.

Chuyến công du của ông Vương diễn ra sau khi châu Âu chỉ trích cách Bắc Kinh xử lí COVID-19 cũng như chính sách cứng rắn tại Hong Kong. Ngày càng nhiều nước châu Âu đang từ chối công nghệ 5G của Trung Quốc.

Bắc Kinh phủ nhận các cáo buộc rằng họ đã che giấu Covid-19 và bác bỏ các lo ngại an ninh liên quan đến công nghệ của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng khẳng định luật an ninh quốc gia mới không gây tổn hại tới quyền tự trị của Hong Kong.

Trước chuyến công du của ông Vương, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đã đến thăm châu Âu và cố gắng xây dựng liên minh chống Trung Quốc xuyên Đại Tây Dương.

"Về cái gọi là cuộc chiến tranh lạnh mới… Trung Quốc không có ý định phát động bất kì cuộc chiến tranh lạnh mới nào. Chúng tôi kiên quyết phản đối việc thúc đẩy một cuộc chiến tranh lạnh mới", ông Wang phát biểu tại Rome, không nêu đích danh Mỹ.

Ông Vương khuyên Italy nên hợp tác chặt chẽ với Bắc Kinh trong các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường, trong bối cảnh Italy đang cố gắng hồi sinh nền kinh tế bị tàn phá bởi đại dịch.

Tuy nhiên, cả ông Vương lẫn ông Di Maio đều không đả động gì đến mạng lưới 5G hoặc các hành động của Italy liên quan đến Huawei.

Theo SCMP, việc ông Vương tránh thảo luận vấn đề hợp tác công nghệ cho thấy thức thách lớn của Bắc Kinh trong việc mở rộng hợp tác với các nước châu Âu. Washington đang kêu gọi các đồng minh không làm ăn với Huawei.

Ông Nicola Casarini, thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn Italy Istituto Affari Internazionali nói rằng chính phủ Italy đang cố gắng cân bằng việc hợp tác với Trung Quốc để khôi phục nền kinh tế đồng thời tránh phát đi "thông điệp không thân thiện" với Washington.

"Chính phủ hiện tại của Italy không thể cấm Huawei. Nhưng trước áp lực nặng nề từ chính quyền ông Trump, gần đây Italy đã bắt đầu sử dụng cách tiếp cận giống như Pháp"

"Tức là, vấn đề về Huawei không được nêu ra dưới dạng lệnh cấm chính trị do lo sợ sẽ gây ra thù địch với Trung Quốc mà được thể hiện như quyết định thương mại. Chính phủ Pháp yêu cầu các mạng viễn thông loại bỏ hoàn toàn thiết bị Huawei vào khoảng năm 2028".

Ông Cui Hongjian, Giám đốc Khoa Nghiên cứu Châu Âu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nói rằng ông Vương không cần thiết phải công khai đề cập đến việc hợp tác 5G với các nước châu Âu trong chuyến thăm này.

"Trung Quốc nên tôn trọng lập trường của Italy. Ít ra họ đã không công khai chính trị hóa mạng 5G… Nhưng Trung Quốc chắc chắn sẽ sẽ hoan nghênh các cuộc thảo luận về 5G nếu châu Âu muốn nêu chủ đề này".

Nhiều khả năng khi tới Hà Lan, ông Vương sẽ vận động chính phủ nước này gia hạn giấy phép xuất khẩu để bán công nghệ sản xuất chip quan trọng cho Trung Quốc.

Bà Lucrezia Poggetti, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc dự kiến Hong Kong và nhân quyền sẽ là "những vấn đề gây tranh cãi" trong suốt chuyến đi của ông Vương ở châu Âu.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.