Theo Bloomberg, mối quan tâm chính của các quốc gia châu Âu bây giờ là liệu có nên tiếp tục các biện pháp phong tỏa khi số lượng virus SARS-CoV-2 đang gia tăng khắp châu lục này và người dân đang tận dụng mùa du lịch để gặp gỡ nhau. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần cân nhắc vì phong tỏa có thể khiến tê liệt nền kinh tế.
Ngay cả khi mọi người đi lại nhiều hơn thì họ vẫn mua sắm hay ăn uống ít hơn so với trước khi xảy ra khủng hoảng. Và tất nhiên, cú sốc với ngành du lịch sẽ nặng thêm khi các quốc gia áp dụng các biện pháp kiểm dịch cách li.
Nhiều người vẫn chưa thấy được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Bởi đến nay, thị trường lao động vẫn được Chỉnh phủ bảo hộ thông qua chương trình chính sách cho vay. Một khi các quốc gia chấm dứt hỗ trợ, thì tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên chóng mặt, tạo ra một cú sốc lớn đến nguồn cầu.
Nhiều dấu hiệu cảnh báo đã được chỉ ra, khi khu vực đồng Euro mất 4,9 triệu việc làm trong 6 tháng đầu năm, xóa sổ gần một nửa số công việc được tạo ra sau lần suy thoái tài chính năm 2008. Viễn cảnh cắt giảm việc làm ảnh hưởng đến niềm tin người tiêu dùng, khi mọi người có xu hướng tiết kiệm hơn là chi tiêu.
Dự kiến nền kinh tế của khối liên minh châu Âu có thể đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong quí III/2020 nhưng điều này không thể bù đắp sự thiếu hụt diễn ra vì dịch Covid-19.
Ngay cả với Đức, nơi có tỉ lệ tử vong vì Covid-19 thấp hơn và nền kinh tế nước này suy giảm ít trầm trọng hơn nhưng các nhà kinh tế vẫn không trông đợi mức sản lượng trở lại được như trước khủng hoảng.
"Nền kinh tế sẽ phục hồi với tốc độ chậm hơn nhiều so với tốc độ lúc suy giảm", ngân hàng Bundesbank cho biết trong báo cáo hàng tháng công bố ngày 17/8. Giải thích thêm, ngân hàng khẳng định, việc không chắc chắn các đợt lây nhiễm Covid-19 mới có diễn ra hay không đang đè nặng lên xuất khẩu và đầu tư của của các công ty trong nước. Điều này làm cản trở sự phục hồi trên diện rộng về nguồn cầu đối với hàng côn nghiệp Đức.
Cho đến khi có một "giải pháp y tế hiệu quả", thì trước đó hoạt động kinh tế vẫn tiếp tục bị hạn chế, các khu vực dịch vụ trong nước vẫn phải đau đầu.
Điều này cũng có nghĩa là thay vì phục hồi theo mô hình chữ V, thì hình dạng của triển vọng kinh tế châu Âu giống hình cánh chim hơn, một thuật ngữ mà Ngân hàng Trung ương Pháp đã sử dụng trong các dự báo của mình.
Mô hình này đúng với các lĩnh vực trong bối cảnh hiện tại, dù sẽ có một số lĩnh vực thậm chí còn bị tác động nhiều hơn. Ví dụ, theo khảo sát của Ngân hàng Trung ương Pháp, các khách sạn và nhà hàng của nước này báo cáo lượng cầu thấp hơn nhiều so với bình thường, trong khi các lĩnh vực sản xuất xe hơi và dược phẩm lại nhanh chóng tăng trưởng nhưng có thể suy giảm sản lượng vào tháng 8.
Các kì vọng nền kinh tế trong dài hạn vẫn ở dưới mức trước khi Covid-19 xảy ra. Các chỉ số chỉ báo tổng hợp hàng đầu (CLI) của châu Âu xu hướng đi trước bước ngoặt kinh tế trước khoảng 6 tháng, đã cho thấy mức giảm sâu vào tháng 6 và hồi phục nhẹ vào tháng 7.
Bộ trưởng Kinh tế Pháp, ông Bruno Le Maire khẳng định: "Sự phục hồi kinh tế là trong tầm tay, nó diễn ra từ từ nhưng có thật". Ông Bruno nói thêm: "Chúng ta có mọi thứ để phục hồi được trong hai nắm tới, nhưng tất cả chúng ta đều phải có trách nhiễm để biến điều này thành sự thật".