Bloomberg: Kinh tế Mỹ đang bị đình trệ và có thể còn tồi tệ hơn

Bloomberg dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ phải chịu thêm một cuộc suy thoái khác - hay còn gọi là "suy thoái kép".

Các số liệu chính thức đã cho thấy điều mà người Mỹ lo ngại: một lần nữa, nền kinh tế đang trở nên khó khăn hơn.

Bloomberg: Kinh tế Mỹ đang bị đình trệ và có thể còn tồi tệ hơn - Ảnh 1.

Các phương tiện đi lại thưa thớt trên đường cao tốc ở Atlanta, Georgia, Mỹ hôm 21/7. (Ảnh: Lynsey Weatherspoon/Bloomberg)

Bất chấp sự đảm bảo từ chính quyền Trump rằng tình hình đang dần tốt lên, đại dịch ngày càng tồi tệ đang kìm hãm hoặc thậm chí dập tắt sự phục hồi của nền kinh tế. Từ việc ăn uống tại nhà hàng đến du lịch hàng không và bây giờ đến việc nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, bằng chứng ngày càng cho thấy nền kinh tế Mỹ sau đại dịch đang bị đình trệ vài ngày trước khi khoản viện trợ liên bang trị giá hàng trăm tỉ đô la sắp hết hạn.

Các nhà lập pháp cuối cùng cũng có thể đưa ra một thỏa thuận về gói kích thích mới, nhưng hiện tại vẫn còn chưa hoàn thiện. Liệu rằng các cuộc đàm phán cuối cùng có thành công hay không, nhưng một điều bây giờ đã rõ ràng là: Cho đến khi có vắc-xin hoặc phương thức điều trị hiệu quả cho Covid-19, nền kinh tế lớn nhất thế giới chưa thể hồi phục hoàn toàn, nếu tăng trưởng cũng là tăng trưởng không đồng đều, và kịch bản tệ nhất là phải chịu đựng thời gian bất ổn kéo dài. 

Mark Zandi - nhà kinh tế tại việ‌n phâ‌n tích Moody nói, nếu các nhà lập pháp không nhanh chóng thông qua một gói giải cứu lớn khác để trợ giúp chính quyền tiểu bang địa phương và hỗ trợ thu nhập nhiều hơn cho những người thất nghiệp, thì nền kinh tế sẽ phải chịu thêm một cuộc suy thoái khác - hay còn gọi là "suy thoái kép". Tỉ lệ thất nghiệp sẽ vẫn ở mức hai con số cho đến khi đại dịch kết thúc.

Báo cáo tỉ lệ thất nghiệp cho thấy danh sách các hàng dài những người nộp đơn xin trợ cấp, lên tới 1,42 triệu người. Con số này thậm chí còn thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư chứng khoán. Điều này đã kéo chỉ số S&P 500 giảm 1,2% ngày 23/7, đánh dấu mức giảm lớn nhất trong gần một tháng.

Đảng Dân chủ đã đề xuất một gói cứu trợ trị giá 3,5 nghìn tỉ USD. Đảng Cộng hòa cũng đang thực hiện kế hoạch trị giá khoảng 1 nghìn tỉ USD, nhưng những bất đồng trong GOP đã làm hỏng một đề xuất chi tiết. Cuộc đàm phán với đảng Dân chủ có thể được diễn ra trong tuần đầu tháng Tám.

Trong khi báo cáo cho thấy việc tuyển dụng đã tăng lên, đồng thời cũng cho thấy sự gia tăng của sa thải nhân công, một dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang đi lệch hướng. Điều đó có thể khiến cho việc tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump thậm chí còn khó khăn hơn.

"Đây chắc chắn là điều mà chúng tôi đang nghiên cứu rất kĩ, xem xét các con số để xem liệu đây có phải là sự bất thường hay điều gì đó đáng quan tâm hơn không", ông Tyler Goodpseed, chủ tịch của Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump, cho biết hôm qua 23/7 trên truyền hình Bloomberg.

Số liệu thất nghiệp cũng góp thêm vào bằng chứng cho thấy sự đình trệ của nền kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với các ca nhiễm ngày càng gia tăng trên khắp cả nước trong tháng qua. Một số điểm đáng chú ý từ các báo cáo bao gồm:

1. Chi tiêu qua thẻ tín dụng của các khách hàng của JPMorgan Chase & Co., ít thay đổi kể từ cuối tháng 6, duy trì ở mức 12% thấp hơn so với năm trước, các nhà kinh tế của JPMorgan Chase cho biết hôm  22/7. Điều đó diễn ra sau đợt hồi phục kinh tế nhanh chóng hồi tháng 5 và đầu tháng 6.

2. Vận chuyển hành khách bằng đường hàng không cũng chững lại ở mức dưới 1/3 mức thông thường. Hãng hàng không Southwest Airlines hôm thứ Năm tuyên bố sẽ điều chỉnh lịch trình chuyến bay do nhu cầu không ổn định.

3. Một yếu tố mà nhiều người quan tâm hơn đó là tâm lí người tiêu dùng ngày càng bi quan, tiêu cực hơn từ tháng 7. Chi tiêu tiêu dùng chiếm khoảng 70% nền kinh tế.

4. Theo dữ liệu của OpenTable, việc đặt bàn nhà hàng cũng sụt giảm trên toàn quốc trong bối cảnh lo ngại về virus, vẫn ở mức 1/3 so với năm trước.

5. Theo khảo sát của Cục điều tra dân số Mỹ, nước này đã giảm 4,1 triệu việc làm trong vòng 2 tuần đầu tháng 7.

"Tại các bang tái bùng phát dịch Covid-19 như California, Texas, Arizona, chi tiêu của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp đều suy giảm", Michelle Meyer - nhà kinh tế học của Bank of America Corp nói.

Tuy nhiên không phải mọi thứ đều đi sai hướng. Một vài số liệu cho thấy việc sản xuất trong vùng đã được mở rộng trong tháng này và nhu cầu mua nhà cũng còn tương đối cao thông qua các đơn xin thế chấp.

Vị kinh tế trưởng Michael Englund tại Action Economics cho biết, việc đóng cửa trở lại của nền kinh tế phần lớn ảnh hưởng đến mảng bán lẻ. Việc sản xuất thì vẫn đang tiếp tục gia tăng.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.