Liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, Mỹ trừng phạt 24 công ty Trung Quốc

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với một số cá nhân và doanh nghiệp đại lục, trong đó có Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC). Washington gọi động thái mới là phản ứng cho việc Bắc Kinh "quân sự hóa" trên Biển Đông.
Mỹ trừng phạt thêm 24 công ty Trung Quốc liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết sẽ hạn chế thị thực với các cá nhân và doanh nghiệp liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, đồng thời Bộ Thương mại Mỹ sẽ thêm 24 công ty Trung Quốc vào danh sách đen trừng phạt. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ)

Hôm 26/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo, các hạn chế về thị thực mới sẽ áp dụng đối với các cá nhân và doanh nghiệp "thực hiện hoặc đồng lõa trong việc cải tạo, xây dựng hoặc quân sự hóa qui mô lớn các tiền đồn đang tranh chấp ở Biển Đông".

Ngọa trưởng Pompeo nói tiếp: "Lệnh hạn chế thị thực cũng áp dụng với các cá nhân và doanh nghiệp liên quan đến việc Trung Quốc gây hấn với Đông Nam Á để ngăn cản các nước này tiếp cận nguồn tài nguyên ngoài khơi".

South China Morning Post dẫn lời ông Pompeo cho hay Bộ Thương mại Mỹ đã thêm 24 công ty Trung Quốc vào danh sách đen mà các công ty Mỹ không được phép giao dịch cùng, trừ khi có giấy phép đặc biệt từ chính phủ Mỹ. Trong số 24 công ty này có CCCC Dredging - một đơn vị của Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC).

Hình ảnh vệ tinh do công ty tư vấn quốc phòng IHS Jane's phân tích năm 2016 cho thấy một công ty của CCCC Dredging đã vận hành phần lớn sà lan khổng lồ đào cát từ đáy biển và chuyển cát đến các đảo san hô ở Biển Đông do Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền.

"CCCC và các công ty con đã tham gia vào hoạt động tham nhũng, cho vay mờ ám, phá hoại môi trường và các hành vi lạm dụng khác trên khắp thế giới", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.

Theo Reuters, một số công ty bị thêm vào danh sách đen lần này còn có Guangzhou Haige Communications Group, Beijing Huanjia Telecommunication, Changzhou Guoguang Data Communications, China Electronics Technology Group và China Shipping Group.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ làm rõ rằng các biện pháp trừng phạt mới dành cho các cá nhân và công ty được xác định là vi phạm "quyền tự do trên biển" phù hợp với luật pháp quốc tế.

Reuters nhận định, đây là động thái mới nhất của chính phủ Mỹ nhằm kiểm soát các công ty có thể cung ứng hàng hóa hỗ trợ cho hoạt động quân sự của Trung Quốc.

Lệnh trừng phạt mới còn được công bố gần ngày bỏ phiếu 3/11, giữa lúc Tổng thống Trump và đối thủ Joe Biden đều tích cực chỉ trích Trung Quốc để lấy lòng cử tri.

Chia sẻ với Reuters, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hôm 26/8, Trung Quốc đã phóng 4 tên lửa đạn đạo tầm trung vào Biển Đông, giữa đảo Hải Nam (Trung Quốc) và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Quan chức này nói thêm rằng phía Mỹ đang thực hiện một cuộc đánh giá để xác định loại tên lửa đã được phóng đi. 

Nguồn tin của SCMP thì cho biết một trong những quả tên lửa mà Trung Quốc phóng đi là DF-21D, loại vũ khí được phát triển nhằm tiêu diệt tàu sân bay.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.