Bình Dương sẽ chuyển đổi 67 ha rừng làm 5 dự án

Bình Dương sẽ chuyển mục đích sử dụng gần 67 ha rừng để làm cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc; cao tốc Dầu Giây - Tân Phú; nhà máy thủy điện Trị An; nâng cấp đường Xuân Thành - Trảng Táo và đường Xuân Hưng - Xuân Tâm.

(Ảnh: Báo Bình Dương).

Ngày 20/6, HĐND tỉnh Bình Dương đã có quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện 5 dự án trên địa bàn tỉnh. Các dự án này bao gồm cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc; cao tốc Dầu Giây - Tân Phú; nhà máy thủy điện Trị An; nâng cấp đường Xuân Thành - Trảng Táo và đường Xuân Hưng - Xuân Tâm.

Về cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng), dự án này được đầu tư theo hình thức PPP, diện tích rừng sẽ chuyển mục đích sử dụng gần 13 ha rừng trồng sản xuất, gồm 63 lô, 6 khoảnh, 4 tiểu khu do BQL rừng phòng hộ Tân Phú và UBND các xã Phú Sơn, Phú An và huyện Tân Phú quản lý.

Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 66 km, trong đó đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km; đi qua tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km (qua các huyện Đạ Huai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc).

Dự kiến tổng diện tích sử dụng đất của dự án khoảng 455 ha, trong đó diện tích xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng là 186 ha, gồm 123 ha rừng tự nhiên và 70 ha rừng trồng. Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn phân kỳ là 16.220 tỷ đồng.

Đối với cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, dự án này được đầu tư theo hình thức PPP, diện tích rừng sẽ chuyển mục đích sử dụng là hơn 27 ha, trong đó rừng phòng hộ hơn 8 ha, rừng trồng sản xuất hơn 19 ha, gồm 103 lô, 7 khoảnh, 4 tiểu khu do BQL rừng phòng hộ Tân Phú và UBND xã Gia Cảnh, huyện Định Quán quản lý.

Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có tổng chiều dài khoảng 60 km. Tổng mức đầu tư sơ bộ dự án là 8.365 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 4.962 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 1.287 tỷ đồng.

Dự án dự kiến sẽ thực hiện chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2022; lựa chọn nhà đầu tư từ năm 2022 đến 2023; giải phóng mặt bằng, tái định cư từ năm 2022 đến 2023; thi công xây dựng công trình từ năm 2023 đến 2025.

Đối với dự án nhà máy thủy điện Trị An mở rộng, diện tích rừng sẽ chuyển mục đích sử dụng gần 24 ha rừng trồng sản xuất, gồm 5 tờ bản đồ, 24 thửa do UBND xã Hiếu Liêm quản lý.

Dự án này do EVN làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư trên 3.900 tỷ đồng thuộc loại công trình công nghiệp, nhóm A; tổng diện tích đất sử dụng 94 ha, trong đó có gần 40 ha đất rừng cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất; 50 hộ dân bị ảnh hưởng nhà và đất.

Dự án có quy mô công suất lắp đặt 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 100 MW, địa điểm xây dựng tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Đối với dự án nâng cấp đường Xuân Thành - Trảng Táo, diện tích rừng sẽ chuyển mục đích sử dụng là 3,3 ha, trong đó rừng phòng hộ là 2,1 ha; rừng trồng sản xuất là 1,2 ha, gồm 69 lô, 6 khoảnh, 4 tiểu khu do BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc quản lý. 

Cuối cùng là đường Xuân Hưng - Xuân Tâm diện tích rừng sẽ chuyển mục đích sử dụng là 1,8 ha rừng phòng hộ, gồm 28 lô, 2 khoảnh, 2 tiểu khu do BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc quản lý.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.